từ năm 1949.) Gulangyu đáng được ghi nhận như là một di tích
về thời người Âu cai trị. Có mọi kiểu kiến trúc châu Âu. Một số
nhà lớn là sở hữu của các Hoa kiều giàu có trở về nước trước
chiến tranh để dưỡng già ở đây. Họ đã sử dụng các kiến trúc sư
của Pháp và Ý để xây những ngôi nhà đẹp đẽ một thời này với
những cầu thang lượn và tay vịn bằng cẩm thạch, trong nhà
ngoài nhà đều có các tượng cẩm thạch trang trí như thể họ đang
ở Florence hay Nice vậy. Gulangyu hẳn đã là một ốc đảo sang
trọng trước khi bị quân Nhật chiếm đóng năm 1937 cùng với
Thượng Hải.
Ông bà Hàm Niệm Long chỉ tay qua eo biển theo hướng Kim
Môn (Quemoy), một hòn đảo do Đài Loan kiểm soát. Vào những
ngày quang đãng có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Đúng
như điều mà Tổng thống Tưởng Kinh Quốc trước đó đã nói với
tôi khi ông ta đưa tôi đến Kim Môn và chỉ tay thẳng qua eo biển
về phía Gulangyu. Chỉ trước đó vài năm, người Đài Loan đã
dùng những quả khinh khí cầu để gửi những thùng thực phẩm,
những băng cassette ghi nhạc pop do các ca sĩ Đài Loan hát,
trong đó có Teresa Teng, ngôi sao nhạc pop đứng đầu bảng xếp
hạng của họ và những tờ truyền đơn tuyên truyền từ Kim Môn
sang Gulangyu. Trong những năm 50 và 60 họ đã đấu pháo qua
lại. Trong những năm 80, họ dùng loa phóng thanh chửi bới
nhau qua eo biển.
Sự khác biệt về mức sống giữa Đài Bắc ở Đài Loan và Hạ Môn
Phúc Kiến rất rõ ràng. Một bên được nối kết với thế giới bên
ngoài, đặc biệt là Mỹ và Nhật bằng tư bản, kỹ thuật, tri thức,
chuyên gia nước ngoài và những sinh viên của họ trở về từ Mỹ
và Nhật đang xây dựng một nền kinh tế hiện đại. Bên kia thì lê
bước chậm chạp, tự hào về sự tài giỏi của mình trong nông
nghiệp dựa trên những kiến thức của thập kỷ 50, hiếm thấy có