thường khép nép phía sau, bà Lý Bằng thường hay đứng làm chủ
tiệc hay chủ trì các cuộc gặp gỡ. Bà nói tiếng Anh với mục đích
giao lưu. Choo thấy rất dễ dàng nói chuyện bằng tiếng Anh với
bà mà không cần phiên dịch.
Tại các buổi thảo luận chính thức của chúng tôi, Lý Bằng hay
hỏi thăm về việc phát triển kinh doanh của Singapore ở Trung
Quốc. Tôi nói các nhà đầu tư Singapore gặp nhiều khó khăn. Có
quá nhiều người thua lỗ và trở nên nhụt chí. Người ta đồn rằng
ở Trung Quốc lắm chuyện rối rắm, vì vậy việc đầu tư chậm lại.
Họ không thể hiểu tại sao các quản đốc và cán bộ giám sát người
Trung Quốc không thực thi kỷ cương đối với các công nhân
Trung Quốc. Các khách sạn do Singapore và Hong Kong sở hữu
cần tuyển người Hoa của họ làm giám sát viên để thực thi kỷ
luật đối với nhân viên. Ngay cả như thế mà vẫn còn xảy ra rắc
rối. Chẳng hạn như những công nhân bị sa thải do mang vật liệu
của khách sạn ra ngoài phải được nhận làm việc lại bởi vì các
công nhân khác gây rắc rối. Quan hệ lao động phải thay đổi nếu
Trung Quốc muốn đi lên. Họ nên cho phép các nhà đầu tư quản
lý các doanh nghiệp của riêng mình, bao gồm cả việc thuê mướn
và sa thải công nhân.
Ông ta trả lời rằng việc những nhà đầu tư nước ngoài làm ra
tiền thì được hoan nghênh, nhưng chính sách của Trung Quốc
là đảm bảo rằng họ không được kiếm quá nhiều tiền (Tôi hiểu
điều này có nghĩa là cho dù đã được thỏa thuận, nếu theo quan
niệm của họ lợi nhuận quá cao thì họ sẽ tìm cách làm cho việc
phân chia lợi nhuận công bằng hơn). Các chính sách thuế của
Trung Quốc đối với các đặc khu kinh tế tốt hơn so với chính
sách của Hong Kong. Song ông ta thừa nhận rằng các nhà đầu tư
nước ngoài phải đối mặt với sự kém hiệu quả cũng như lề thói
quan liêu nặng nề của chính phủ. Trung Quốc rất khó khăn