HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 140

chúng tôi lưu trú, khiến chúng tôi không tập trung học tập
được. Nhưng chuyện đó cũng chẳng làm thay đổi tình hình gì
mấy: chúng tôi sẽ phải trả giá cho việc rời London và không dự
giờ giảng của những người sẽ làm giám khảo tại những môn thi
chính. Họ đặt những câu hỏi về những vụ xử họ vừa giảng dạy.
Không ai đạt được Loại I. Tôi đạt Loại II và đứng ở vị trí thứ 3.
Choo đạt Loại III. Nhưng mọi chuyện đều ổn, Ngày 21/6/1950,
đội tóc giả và khoác áo thụng theo đúng nghi thức, cả hai chúng
tôi được mời đến phòng khánh tiết của Middle Temple và chính
thức được nhận vào Luật sư đoàn. Cuộc sống sắp bước vào giai
đoạn mới.

Tôi sung sướng với viễn tượng được trở về nhà, nhưng vẫn

nhìn lại bốn năm ở Anh với sự thỏa mãn và ít nhiều hài lòng. Tôi
đã nhìn thấy một nước Anh đậm dấu ấn chiến tranh, nhưng dân
tộc này không thất chí vì những thất bại mà họ phải chịu đựng,
mà cũng không kiêu ngạo vì chiến thắng đã giành được. Mỗi nơi
trúng bom trong nội ô London đều được thu xếp chu đáo, gạch
đá xếp sang một bên, và thường có những bụi cây hay khóm hoa
được trồng lên để bớt vẻ điêu tàn. Đó là một phần của lòng tự
hào lặng lẽ và tinh thần kỷ luật của họ.

Sự lịch thiệp của họ đối với nhau và đối với người nước ngoài

thật đáng chú ý. Ấn tượng nhất là thói quen ân cần của dân lái
xe hơi: khi bạn vẫy tay mời một xe bên phía ưu tiên để họ qua
trước, thì họ sẽ vẫy lại để cám ơn bạn. Đó là một xã hội rất văn
minh. Và tôi cảm thấy ít nhiều nhớ nhung Cambridge, nơi tôi đã
học hành bên cạnh một thế hệ bất thường gồm những người trở
về từ chiến tranh, có kẻ ở độ tuổi 20, có người 30, đã có gia đình
và con cái. Họ là những người nghiêm túc từng chứng kiến cảnh
chết chóc và hủy hoại. Một số đã từng trải qua bao thảm cảnh.
Một sinh viên ở Fitzwilliam bị phỏng nặng vì máy bay bị bắn rơi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.