Bà Jackson thân thiện với mọi sinh viên. Nhưng ngay từ buổi
đầu, bà đã đặc biệt có cảm tình với tôi. Trong những kỳ nghỉ của
tôi, khi tôi đổi địa chỉ từ London chuyển tiếp tới Cambridge
thành từ London chuyển tiếp tới Tintagel, thì số 16 quảng
trường Gordon trở thành hộp thư của tôi. Đây cũng là nơi chúng
tôi ký gửi các túi đồ đạc hay sách vở. Choo và tôi thường tới đó vì
chúng tôi không có chỗ ở tại London, và tại Viện Trung Quốc
chúng tôi có thể rửa sạch lớp bụi bặm thoát ra từ các lò than đầy
thủ đô này, bằng nước nóng, xà bông với một bồn rửa sạch sẽ
mà hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi chỉ cần mang theo khăn
riêng. Và vì ở đây không tốn tiền thuê, nên bà Jackson có thể dọn
những bữa tiệc trà rất chất lượng mà chỉ tính giá một si–linh.
Còn những chuyện lặt vặt? Không một ai vốn không phải
sinh viên nước ngoài du học tại Anh trong những năm thiếu
thốn đói kém sau chiến tranh ấy, lại có thể tưởng tượng ra cuộc
sống trong một căn phòng trọ chật hẹp lại khó khăn và bất tiện
đến mức nào đối với chúng tôi. Bà chủ trọ chỉ cung cấp bữa sáng,
sau đó Choo và tôi phải ra ngoài để bà ta lau phòng. Chúng tôi có
thể tới thư viện để học, và dùng bữa trưa cũng như bữa tối tại
nhà hàng. Một nơi sạch sẽ và yên tĩnh để nghỉ ngơi và rửa ráy thì
quả là quá sang trọng, nhất là khi nó lại miễn phí nữa.
Khi tôi sang London năm 1956 để thảo luận về tương lai của
Singapore, tôi đã trở lại quảng trường Gordon để thăm bà
Jackson. Cả bà lẫn tôi đều vui khi gặp lại nhau. Nhưng quan hệ
của tôi với Viện Trung Quốc hồi đó lại đem tới một phản ứng
chính trị bất ngờ. Nhiều năm sau, tôi khám phá ra những hồ sơ
lưu trữ của Cục đặc vụ Singapore ghi nhận rằng tôi và Choo
thường tới Viện đó để liên hệ với những phần tử thân cộng đến
từ Trung Quốc, nơi mà Mao Trạch Đông đã chiến thắng và
thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày