HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 174

đưa ra danh sách sáu thành viên trong hội đồng trọng tài
Malaya. Một người trong đó hóa ra là Yong Pung How, từng học
cùng thời với tôi ở trường luật Cambridge.

Suốt trong ba ngày cuộc tranh tụng được đưa tin rộng rãi

trên báo chí và đài phát thanh. Tôi có hai mục tiêu: đạt được
một phán quyết có lợi, và quan trọng hơn, phơi bày được thói
trịch thượng và kém hiệu năng của các viên chức thuộc địa
người Anh trong việc đối xử với công chức người bản xứ. Tôi
làm được việc này mà không cần tỏ ra quá khích lắm. Yong Pung
How ra phán quyết cho 1.000 viên chức hưởng truy lãnh 28
tháng lương và những khoản tăng lương khác tổng cộng lên tới
1 triệu đồng. Kết quả này đã phục hồi uy tín cho tôi đối với giới
công nhân.

Trong khi đó những công chức người bản xứ cao cấp hơn

cũng đang bất mãn. Kenny đang nung nấu một nỗi bất bình với
một quyết định thiên vị dành những khoản phụ cấp gia đình
đặc biệt riêng cho các viên chức Anh phục vụ tại thuộc địa. Hiệp
hội viên chức chính ngạch Singapore đã nhiều lần làm kiến nghị
mà không kết quả. Cuối năm 1951, khi Keng Swee từ Anh về,
ông ta vạch ra một chiến lược đơn giản để tạo được thế mạnh
chính trị buộc chính phủ phải nhượng bộ. Thay vì đấu tranh đòi
phụ cấp gia đình tương đương với phụ cấp phục vụ tại thuộc địa
cho khoảng 200 viên chức chính ngạch người bản xứ, Keng
Swee đã đề nghị họ yêu sách những phụ cấp tương xứng cho tất
cả công chức, nhất là những nhân viên công nhật bậc 4 được trả
lương thấp mà rất đông đảo ở đây. Từ 1945, lương công chức đã
tăng rất chậm so với mức lạm phát. Cuộc bãi công của nhân viên
bưu điện đã cho thấy phong trào quần chúng có thể đấu tranh
hợp pháp như thế nào, sau đó, các nhân viên công nhật cũng sôi
nổi muốn hành động.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.