của tôi, nhất là những ngày học đại học Ra es vào năm 1940 và
1941. Tôi hiểu người Malay rõ hơn. Nên vào cuối tháng 6/1965,
tôi đọc được tin rằng Thủ tướng Tunku ngã bệnh herpes (mụn
rộp do vi khuẩn) tại London, tôi đã e rằng ông sẽ không chịu nổi
nữa.
Head và tôi gặp gỡ trong khoảng một tiếng, và tôi đã cố trình
bày rõ mọi chuyện cho ông. Nhưng làm sao tôi giải thích với ông
được rằng, sau cuộc gặp gỡ tay đôi giữa tôi và Razak ngày 29/6
tại văn phòng của ông ấy tại Kuala Lumpur, tôi đã thấy chẳng
còn hy vọng gì mấy về một giải pháp hòa bình cho các vấn đề
của chúng tôi? Head và tôi đều tự kiềm chế trong cuộc trao đổi.
Ông ta không đưa ra lời trách cứ nào, mà chỉ tỏ ra rất tiếc là tôi
đã không thông báo kịp thời cho ông ta và chính phủ Anh về
những diễn biến, về phần mình, tôi cảm thấy rất buồn vì phải
giấu kín với ông ta về những diễn biến trong ba tuần trước khi
kết thúc bằng việc chia tách. Tôi nghĩ ông trông cũng buồn bã
vậy. Nhưng nếu tôi nói với Head rằng Tunku muốn chúng tôi
tách khỏi Malaysia, mặc dù điều tôi muốn là một liên bang rộng
rãi hơn, thì chắc hẳn ông ta đã tìm được cách ngăn chặn Tunku
vì việc Singapore tách riêng và độc lập là đi ngược lại quyền lợi
của Anh. Rồi những bạo loạn sắc tộc có thể đã phải được tính
tới. Mười bảy giờ sau cuộc gặp gỡ, chính phủ Anh đã công nhận
Singapore độc lập.
Sau khi Head ra về, tôi đã có rất nhiều thảo luận qua điện
thoại với các đồng sự trong nội các để trao đổi ý kiến về việc tình
hình đã ra sao và kiểm điểm lại các diễn biến. E ngại một sự rạn
nứt sâu xa trong nội các và trong những đại biểu quốc hội, tôi đã
yêu cầu từng Bộ trưởng ký vào Thỏa ước chia tách ngay vì tôi
biết rằng một số người sẽ kịch liệt chống đối.