của người Hoa, và là cá nhân đóng góp nhiều tiền nhất cho quỹ
xây dựng một trường đại học ở Singapore dành cho người Hoa
khắp Đông Nam Á. Ông ta rất ngưỡng mộ một nước Trung Quốc
mới và sẵn sàng đi theo những người cộng sản với điều kiện là
họ không gây thiệt hại cho quyền lợi của ông ta. Ông ta đồng ý
cho Lim một cuộc họp đông đảo quần chúng vào ngày
6/6/1955, trong đó sẽ bao gồm Phòng Thương mại người Hoa
và những bang hội liên kết với nó, cũng như “ủy ban giáo dục”
của Lim.
Viên phó chủ tịch của Phòng Thương mại, Yap Pheng Gek, là
một kiểu tư sản mại bản Anh học như tập đoàn Oversea–
Chinese Banking Corporation. Ông ta không muốn chơi trò của
Lim và xoay xở để giản lược cuộc họp đại chúng này trở thành
một cuộc họp dành cho những người đại diện của 6 tổ chức giáo
dục, trong đó có Lee Kong Chian, một tay trùm ngành cao su là
chủ tịch Hiệp hội nhân viên và quản trị viên các trường trung
học tiếng Hoa.
Mục đích của cuộc họp là thảo luận một giác thư nhằm đệ
trình lên chính phủ, đòi hỏi sự bình đẳng trong việc đối xử giữa
các trường tiếng Hoa và trường tiếng Anh. Cuộc họp được quy
định trước là sẽ không có việc tranh cãi hay nghị quyết mới nào,
mà chỉ là việc biểu quyêt ngay về những điều khoản sẽ được đề
đạt. Tuy nhiên Lim Chin Siong phớt lờ các quy định của viên
chủ tịch, Yap Pheng Gek, người rất ngại dùng quyền hạn chống
lại những người khuynh tả. Lim đưa ra bản giác thư do ông ta
soạn, trong đó đòi hỏi không chỉ quy chế bình đẳng cho các
trường Hoa và trường Anh, mà còn đòi hỏi chính phủ phải cấp
tiền để xây những trường Hoa, việc miễn tiền học phí trong 6
năm giáo dục tiểu học, và quyền thành lập những tổ chức tự