HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 251

Bản kiến nghị này đơn giản. Những trường tiếng Anh cũng

phải dạy ngôn ngữ mẹ đẻ – tiếng Hoa cho người Hoa, tiếng
Malay cho người Malay, tiếng Tamil hoặc tiếng Ấn nào đó cho
người Ấn. Những học sinh trong các trường Hoa sẽ học hoặc
tiếng Anh hoặc tiếng Malay trong trường tiểu học, và học cả hai
thứ tiếng trong trường trung học. Các trường Malay cũng sẽ dạy
tiếng Anh ở cấp tiểu học và một ngôn ngữ thứ ba ở cấp trung
học nếu học sinh đòi hỏi.

Bên dưới cuộc tranh cãi về giáo dục và ngôn ngữ là một cuộc

chiến đấu vì quyền lực. Tầng lớp thương nhân người Hoa,
những tay lãnh đạo bang hội và các trùm tư bản của Phòng
Thương mại muốn có một Hội đồng lập pháp trong đó những
đại biểu được bầu của họ có thể phát biểu cho cộng đồng người
Hoa bằng thứ tiếng Hoa trôi chảy, chứ không bằng thứ tiếng
Anh thiếu mạch lạc, để tăng thêm của cải và quyền lực của họ.
Họ đã gửi một bản giác thư đòi có một cơ quan lập pháp đa ngôn
ngữ tới Ủy ban Rendel (mà nó đã bị bác bỏ), và chúng tôi đã ủng
hộ kiến nghị của họ ngay từ tháng 11/1954, thậm chí trước khi
PAP được chính thức thành lập. Hiện Phòng thương mại lại đề
nghị tiếng Hoa phải là một trong những ngôn ngữ chính thức.

Một vấn đề không thể tránh khỏi trong một xã hội đa chủng

tộc, đa ngôn ngữ là làm thế nào để tổ chức một cơ quan lập pháp
và một chính phủ có hiệu quả mà không gây ra một mớ hỗn
độn. Mỗi cộng đồng lâu đời đều có một ngôn ngữ chính, và
những ai gia nhập vào đều phải học ngôn ngữ đó, hoặc nó là
tiếng Anh ở Mỹ và Canada, hoặc là tiếng Pháp ở Quebec. Nhưng
khi Stamfort Ra es thành lập Singapore vào năm 1819, ông ta
đã phân ranh giới những vùng khác nhau trong quy hoạch đô
thị đầu tiên của mình, trong đó những chủng tộc khác nhau,
thậm chí những nhóm người Hoa khác ngôn ngữ đều sẽ sống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.