biệt lập với nhau. Sau đó người Anh đưa tới đây một số đông
người Hoa, Malay, Ấn – tất cả đều nói tiếng mẹ đẻ của mình – và
để mặc cho họ tự xoay xở.
Dưới áp lực của phái dân túy, Marshall, như có thể dự đoán,
đã đề nghị một nghị quyết vào ngày 9/2/1956 rằng: “Hội đồng
lập pháp này ủng hộ ý kiến rằng vì mục đích tranh luận trên
diễn đàn, ngôn ngữ của Hội đồng sẽ là tiếng Anh, tiếng Malay,
tiếng Phổ thông và tiếng Tamil và rằng một ủy ban tuyển chọn
sẽ được chỉ định để nghiên cứu bản báo cáo và đưa ra những
khuyến cáo cần thiết”. Marshall biết ông ta đã sẵn sàng chấp
nhận việc đề nghị của mình có thể bị bác. Ông ta thuật lại rằng
một người Malay đã nói với ông ta: “Với chủ trương đa ngôn
ngữ, các ông sẽ giao chúng tôi vào tay người Hoa. Họ sẽ nhấn
chìm chúng tôi.” “Vâng, thưa ngài,” ông ta đã trả lời, “thiểu số
phải phục tùng đa số. Người Hoa chiếm 76% trong cộng đồng
chúng ta. Chúng ta đừng tránh né vấn đề.” Đây là kiểu điển hình
của Marshall – nửa lý tưởng hóa và nửa (hay có lẽ hơn một nửa)
là kẻ cơ hội mong muốn chứng minh ông ta Trung Hoa hơn cả
người Hoa, và vì thế có thể chấp nhận như một người bênh vực
cho họ, ít nhất là cho một nhiệm kỳ nữa. Tiếng hoan hô nhiệt
tình dành cho những diễn giả người Hoa trong những cuộc mít–
tinh lớn để tranh cử đã khiến ta thấy rõ rằng những ai chống lại
chủ trương đa ngôn ngữ nhằm ngăn chặn những đại biểu người
Hoa vào Hội đồng lập pháp chắc chắn sẽ mất phiếu bầu.
Trong bài diễn văn của mình, tôi nói: “Khi chúng ta đi tới
quyết định này ngày hôm nay, chúng ta phải hiểu rằng nó là
không thể thay đổi được, trừ phi dưới áp lực của vũ trang, và
thậm chí điều đó cũng sẽ không có tác dụng lâu dài. Chúng ta
phải nhớ rằng có những hàm ý sâu rộng hơn…” Đó là vào tháng
2/1956 và nhiều người đã chờ đợi một sự phát triển của tiếng