HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 264

Ông ta vẫn lạc quan rằng ông ta sẽ có được một cái gì đó cũng
tốt đẹp như Tunku đã đạt được từ Lennox–Boyd, và ngày 4/4,
ông ta đã chuyển vào Hội đồng một bản kiến nghị để trình bày
những gì ông ta chờ mong ở chính phủ Anh trong cuộc đàm
phán hiến định. Phần thực tế của văn bản này là:

“Hội đồng lập pháp yêu cầu phái đoàn liên đảng … ngay

lập tức tìm kiếm cho Singapore quy chế của một lãnh thổ độc
lập nằm trong Khối thịnh vượng chung và đưa ra một hiệp
ước giữa chính phủ Vương quốc Anh và chính phủ
Singapore, qua đó chính phủ Vương quốc Anh sẽ nhân danh
Singapore thực thi quyền điều khiển việc phòng vệ bên ngoài
và có chỉ đạo trong quan hệ đối ngoại hơn là trong giao
thương và thương mại.”
Tôi đã nhiều lần tranh cãi riêng với Marshall trước khi ông ta

đưa ra kiến nghị rằng chừng nào mà nước Anh còn có quyền ra
lệnh cho Singapore phải làm những gì trong vấn đề quốc phòng,
thì Singapore không thể là một nước độc lập được, cho dù có bất
kỳ thỏa ước gì. Nhưng ông ta không chịu từ bỏ mục tiêu của
mình – cảm giác độc lập dù chỉ là hình thức. Trong việc tán
thành đề nghị của ông ta, tôi nói rằng nghị quyết được phác
thảo như thế là một “cách nói hoa mỹ rằng chúng tôi ý thức
rằng người Anh sẽ không trao cho chúng tôi nền độc lập hoàn
toàn vì điều đó sẽ có nghĩa là làm đảo lộn các thỏa ước quốc tế
và những nền tảng quốc tế trong chiến lược phòng vệ thế giới”.

Tôi đã làm hết sức mình trước khi diễn ra hội nghị London

để chắc rằng hiến pháp kế tiếp sẽ không mở ra những cánh cổng
cho phái quá khích, mà sẽ cho chúng tôi đủ cơ hội để thành lập
một chính thể phi cộng sản, không phải một thứ bù nhìn của
người Anh, mà như người bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân.
Marshall không bao giờ hiểu ra sự cần thiết cho thế cân bằng tốt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.