HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 37

– mà tôi chỉ học trong 6 năm – chúng tôi dự một kỳ thi tổ chức
cho toàn đảo để được tuyển vào các trường trung học công lập.
Trong năm cuối ấy, 1935, tôi đã cố gắng hơn nhiều, được đứng
đầu trường và được tuyển vào Học viện Ra es vốn chỉ thu nhận
những học sinh xuất sắc.

Học viện Ra es, hồi đó cũng như bây giờ, là trường trung

học tiếng Anh hàng đầu ở Singapore và mang tên người sáng lập
ra nó. Nó sản sinh ra từng đợt ít ỏi những con người xuất sắc và
có học vấn tốt, rất nhiều người trong đó được học bổng Nữ
hoàng để đi học ở Cambridge, Oxford, London, Edinburg và
nhiều học viện khác của Anh, về y khoa, luật và cơ khí.

Năm 1936, tôi vào Học viện Ra es cùng với khoảng 150 học

sinh hàng đầu của 15 trường tiểu học công lập. Việc tuyển chọn
hoàn toàn dựa trên tài năng. Học sinh thuộc đủ mọi chủng tộc,
giai cấp và tôn giáo, và có cả nhiều học sinh từ lục địa Malaya ra
nữa. Các vị hiệu trưởng đầu tiên của học viện này là người Anh
và đã mô phỏng nó theo các trường công lập ở Anh.

Học trình ở đây chuẩn bị cho các học sinh tham dự những kỳ

thi toàn đế quốc Anh để lấy bằng Trung học đệ nhất cấp
Cambridge và Trung học đệ nhị cấp Cambridge. Các sách giáo
khoa, nhất là sách về ngôn ngữ Anh, văn chương Anh, lịch sử đế
quốc Anh, toán và địa lý là loại tiêu chuẩn cho mọi thuộc địa mà
tôi chắc là cũng phỏng theo sách giáo khoa chuẩn của Anh. Việc
giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nhiều năm sau, bất cứ lúc
nào tôi gặp các nhà lãnh đạo trong Khối Thịnh vượng chung

5

từ

những xứ xa xôi như quần đảo Caribbean hay vùng Thái Bình
Dương, tôi đều khám phá ra rằng họ cũng từng đi qua một quá
trình rèn luyện như tôi với cùng những cuốn sách giáo khoa và
có thể trích ra cùng những đoạn thơ của Shakespeare.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.