mà vẫn còn tiền để dành. Nhưng tương lai còn những điều tốt
đẹp hơn.
Tôi đã quyết tâm giành vị trí cao trong các kỳ thi đệ nhị cấp
Cambridge, và tôi thật sung sướng khi kết quả được thông báo
đầu năm 1940 là tôi đứng nhất trường và đứng nhất trong tất cả
học sinh tại Singapore và Malaya.
Tôi rất sung sướng với thời gian học ở Ra es, giải quyết việc
học hành khá nhàn hạ và tích cực trong phong trào hướng đạo
sinh, chơi quần vợt và cricket, bơi lội và tham dự nhiều cuộc
trần thuyết. Nhưng tôi chưa từng là một học sinh hoàn hảo, chứ
đừng nói tới một học sinh đứng đầu lớp hoàn hảo. Ở tôi vẫn còn
thói tinh nghịch ham chơi. Tôi thường bị bắt gặp không tập
trung nghe giảng bài, lo viết cái gì đó cho bạn hay nhái theo
điệu bộ của ông thầy nào đó. Với một ông thầy người Ấn khá
chậm chạm dạy khoa học, tôi đã bị bắt gặp đang vẽ cái gáy của
ông với mảng đầu hói.
Có lần tôi bị ăn roi của ông hiệu trưởng, D.C. McLeod, một
con người kỷ luật nghiêm ngặt nhưng công bằng, luôn thi hành
kỷ luật một cách công minh, và đã có một quy định rằng học
sinh nào đi học trễ ba lần trong một học kỳ sẽ phải chịu ba roi.
Tôi là đứa thường dậy trễ, thức khuya giỏi hơn dậy sớm, và khi
tôi đi học trễ lần thứ ba thì giáo viên phụ trách buộc tôi lên văn
phòng hiệu trưởng. Thầy hiệu trưởng biết tôi do từng được học
bổng và đoạt nhiều phần thưởng. Nhưng tôi cũng không được
tha với lời cảnh cáo qua loa, tôi phải cúi xuống ghế và lãnh ba roi
đích đáng. Tôi không nghĩ là thầy có nương tay, và cũng chẳng
bao giờ hiểu được tại sao các nhà giáo dục phương Tây lại tích
cực chống việc trừng phạt thân thể đến thế. Chuyện đó không
gây tổn thương gì cho tôi cũng như các bạn học sinh khác.