Tuy nhiên tôi hiểu ra rằng phải sống nghiêm túc hơn. Cha
mẹ tôi đã chỉ cho tôi thấy một số bạn bè của ông bà sống sung
túc như thế nào nhờ họ đã trở thành bác sĩ hay luật sư. Họ hành
nghề độc lập nên không bị ảnh hưởng của Khủng hoảng kinh tế.
Cha tôi cũng tiếc cho tuổi trẻ lêu lổng của ông và họ thúc ép tôi
phải trở thành dân có chuyên môn. Nên ngay từ hồi còn nhỏ ấy,
tôi đã nhắm tới việc trở thành luật sư, một người hành nghề
chuyên môn, chứ không phải kẻ làm thuê. Kế hoạch của tôi là
học luật ở London.
Nhưng năm 1940, chiến tranh ở châu Âu trở nên gay gắt
hơn. Nước Pháp bị đe dọa và sắp bị chiếm. Kế hoạch đi học luật ở
London tốt nhất là nên hoãn lại. Nhờ đậu đầu Singapore và
Malaya trong kỳ thi Cambridge đệ nhị cấp, tôi được hưởng học
bổng Anderson, thuộc loại cao giá nhất thời đó, để theo học tại
Đại học Ra es. Tôi quyết định nhận học bổng này. Nó cao hơn
các phần thưởng khác của chính phủ khoảng 200 đôla, dư để
trang trải học phí, sách vở, chỗ ở và còn để dành được ít nhiều
nữa.
Đại học Ra es được chính quyền Các thuộc địa vùng eo
biển
thành lập vào năm 1928. Nơi đây người ta dạy nhiều môn
xã hội (tiếng Anh, sử, địa, kinh tế) và khoa học (lý, hoá, toán lý
thuyết và ứng dụng). Chính quyền đã xây nhiều tòa nhà đẹp cho
nó với kiến trúc bê tông chạy chung quanh tạo thành khoảng
sân giữa, mặt tiền giả đá, giống kiểu đại học Oxford và
Cambridge nhưng có điều chỉnh cho hợp với khí hậu nhiệt đới.
Là sinh viên có học bổng, tôi phải ở trong khu ký túc. Đó quả
là một việc khó khăn. Để thích nghi với khí hậu nóng và ẩm của
Singapore, các kiến trúc sư đã thiết kế những ký túc xá rộng lớn,
trần nhà rất cao. Mỗi khu chia làm 20 phòng có cửa sổ lắp kính
chạy từ trần xuống gần sàn mở ra hàng hiên rộng. Vách ngăn