nếu anh ta bị bãi chức, họ sẽ đồng loạt rút khỏi Hội sinh viên.
Điều này trở thành một thách thức cho những sinh viên còn lại.
Tôi được họ đến gặp và yêu cầu đọc bài diễn văn khai mạc trình
bày những phản đối của họ đối với Ungku Aziz. Tôi không dự
buổi tiệc đó và cũng không có xung đột cá nhân gì với anh ta.
Nhưng vì chẳng có ai muốn đảm đương công việc khó chịu này,
nên tôi quyết định nhận lãnh. Đại hội diễn ra vào một chiều thứ
Bảy, và suốt cả ngày sinh viên đã bỏ đi, có lẽ vì họ muốn tránh
chuyện tranh cãi. Trong các khu ký túc, những sinh viên Malay
tụ lại rất đông. Tình hình rất căng thẳng và tư tưởng chủng tộc
dâng lên hừng hực.
Đó là kinh nghiệm đầu tiên của tôi về tinh thần chủng tộc
Malay, một tình cảm sâu và rộng bênh vực người Malay và
chống lại dân nhập cư. Tôi trình bày sự vụ bằng lời lẽ chừng
mực, kiên định nhưng, tôi hy vọng, không quá khích. Ungku
Aziz phát biểu bác bỏ mọi dẫn chứng về cách cư xử thô lỗ của
anh. Tôi có thể cảm thấy đám đông khoảng 80 sinh viên cảm
thấy rất khó chịu về sự đối đầu này. Khi bỏ phiếu, những sinh
viên Malay đã giành được thắng lợi cho Ungku Aziz, nên không
có vụ đồng loạt rút ra khỏi hội. Nhưng những sinh viên còn lại
cảm thấy đã nói lên được quan điểm của họ. Chuyện ấy rồi cũng
phai mờ trong tôi. Chỉ đến sau này, khoảng 1963–1965, khi
chúng tôi ở Malaysia và cũng đụng phải những vấn đề với tinh
thần chủng tộc Malay ấy thì tôi mới nhớ lại.
Nhưng nếu đó là thời kỳ đốì địch, thì nó cũng là thời kỳ tạo
nên những tình bạn lâu dài. Nhiều người tôi quen biết lần đầu
tại Đại học Ra es sau này đã trở thành đồng sự chính trị thân
cận với tôi, trong đó có Toh Chin Chye, một sinh viên khoa học
trên tôi một năm, chăm chỉ, có hệ thống, trầm lặng và kiên