HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 494

giữa họ, thì tại sao Tunku không đồng ý sử dụng cùng từ “công
dân” thay vì từ “cư dân”?

Sự phân biệt này cũng là vấn đề của tôi, và công việc của tôi

cũng không dễ dàng gì hơn khi cuộc họp lần thứ ba của Ủy ban
Tư vấn Đoàn kết Malaysia phát ra một tuyên bố mấy ngày trước
đó nói rằng những người bản địa tại các lãnh thổ Borneo cùng
chia sẻ vị trí đặc biệt với người Malay trong Liên bang; và như
thế họ sẽ tự động trở thành “công dân sáng lập” của Malaysia
theo luật. Điều này nhấn mạnh đến địa vị ưu việt của “công
dân” so với “cư dân” ở Singapore.

Khi tôi gặp Ngài John Martin, một Thứ trưởng thường trực

khác ở Vụ thuộc địa, cùng với Ian Wallace và Philip Moore ở Sri
Temasek ngày 16/1/1962 để thảo luận về vấn đề Malaysia, họ
nghĩ rằng dư luận ở Bắc Borneo trái ngược với sự khẳng định
của Ủy ban Tư vấn Đoàn kết Malaysia. Martin và Wallace đã đến
Borneo và thấy hầu như tất cả mọi phe phái đều do dự. Những
người dân mộc mạc sống ở thượng nguồn ít biết đến những
hàm ý sâu xa và cần thời gian để suy nghĩ về điều đó. Người Hoa
không tin cậy vì họ biết chính sách của chính phủ Malaya là
kiềm chế họ. Ở Brunei, Azahari, lãnh đạo của Partai Rakyat,
người được giới trẻ Malay ủng hộ mạnh mẽ, cương quyết chống
đối sự gia nhập Malaysia và kêu gọi thành lập một liên bang độc
lập cho ba lãnh thổ Borneo. Quốc vương Brunei muốn biết ông
ta có lợi gì trong liên bang hay không và phải được bảo đảm
rằng ông ta có thể có được những điều khoản đặc biệt trong
cuộc đàm phán trực tiếp với chính phủ Malaya.

Tôi nói rằng không nên coi sự do dự của những người tin cậy

nơi họ là vấn đề nghiêm trọng. Những người lãnh đạo ở các lãnh
thổ Borneo tôn trọng cấp có thẩm quyền. Một khi họ thấy
Tunku là nguồn quyền lực cao nhất ở Liên bang, họ sẽ thích ứng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.