trong nghị viện được. Điều tôi không nói – và đó cũng chính là
điều Chin Chye, Keng Swee, Raja và tôi nghĩ – là trong trường
hợp ấy chúng tôi thậm chí không muốn tiến hành hợp nhất.
Tunku và người Anh lúc đó phải nhận lãnh hậu quả.
Ngay sau khi Dự thảo luật về Trưng cầu dân ý được thông
qua, tiến sĩ Lee Siew Choh đưa ra một bản kiến nghị bất tín
nhiệm chính phủ. Về vấn đề này, Lim Yew Hock đưa ra một bản
tu chính lên án chính phủ “vì đã không kiềm chế những người
cộng sản có tiếng và những nhà lãnh đạo mặt trận công khai
của cộng sản để họ điều hành và kiểm soát những tổ chức như
Barisan Sosialis”. Ông ta trở nên lưu loát và nói thẳng ra mọi suy
nghĩ. Đây chính là cơ hội của ông ta biểu lộ việc mình đã hy sinh
mọi thứ như thế nào để đối phó với cộng sản trong những năm
1966–67. Nếu lúc đó ông ta biết rằng thủ tướng tương lai đã
từng hội đàm với ông Đặc mệnh thì hẳn ông đã tống thủ tướng
vào tù chung với Lim Chin Siong rồi. Barisan muốn phá hủy
cuộc trưng cầu dân ý và hợp nhất bằng kiến nghị bất tín nhiệm
nhưng Lim Yew Hock không cùng một mục tiêu với họ.
Người dân trở nên ít sợ hãi trước những người cộng sản khi
họ nhận ra lực lượng này cũng mỏng manh và ý thức rằng
chính người Malay, chứ không phải thực dân Anh, chẳng bao lâu
sẽ đối phó với lực lượng này. Tu chính án của Lim Yew Hock bị
bác bỏ, kiến nghị bất tín nhiệm cũng thế. Sau khi Barisan thua
trong cuộc bỏ phiếu thông qua Dự thảo luật về Trưng cầu dân ý
và kiến nghị bất tín nhiệm, giữa tháng 7 Tunku lên đường đi
London để gút lại các điều khoản với người Anh về vấn đề lãnh
thổ Borneo. Thời gian sắp hết và những người cộng sản tuyệt
vọng tìm kiếm những phương cách để ngăn cản hợp nhất.
Hai ngày sau khi họ thất bại trong cuộc tranh luận, một
nhóm 19 đại biểu Hội đồng lập pháp do Barisan Sosialis lãnh