HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 517

đạo gửi một kiến nghị cho Ủy ban Giải thực Liên Hiệp Quốc
phản đối cách sắp đặt câu hỏi trong cuộc trưng cầu dân ý. Chỉ có
hai trong số 17 thành viên của Ủy ban này thuộc khối cộng sản;
đa số là các thành viên Á–Phi mà hầu hết chính quyền của họ có
các đại diện tại Singapore và Kuala Lumpur và họ biết điều gì
đang diễn ra. Bởi vì né tránh sẽ không gặt hái được thành quả gì,
tôi điện cho quyền Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant nói
rằng kiến nghị của phe đối lập là một phần của đời sống chính
trị của Singapore và nếu xem xét kiến nghị, Ủy ban phải lắng
nghe chính quyền trước. Tôi chuẩn bị đưa ra trước Ủy ban toàn
bộ các sự kiện của tình hình để Ủy ban có thể xem xét tới mức
cận kề nhất.

Ban đầu, vị đại diện Ấn Độ trung thành ủng hộ chúng tôi

đúng như quan điểm mà Nehru đã bày tỏ ở New Delhi vào tháng
4 năm ấy rằng không có một chọn lựa nào khác ngoại trừ hợp
nhất với Malaysia. Cùng với Campuchia, Tunisia và các quốc gia
Á Phi khác, ông ta nói rằng vì Singapore đã có một chính quyền
dân cử tự do, nên Ủy ban không có lý do gì để xem xét lại các
hành động của chính phủ này. Rồi bất ngờ ông lại thay đổi quan
điểm, có lẽ do tôi sẵn sàng tham dự. Ngày hôm sau, Liên Hiệp
Quốc nói rằng Ủy ban này, trước đó đã bỏ phiếu 10/2 biểu quyết
không can thiệp, quyết định sẽ gặp gỡ đoàn đại biểu các dân
biểu Singapore đã kiến nghị chống cuộc trưng cầu dân ý và đòi
phải có một quan sát viên Liên Hiệp Quốc. Tiến sĩ Lee Siew
Choh vui sướng. Nhưng tôi không vui với kết quả này; tôi tin
rằng tôi có thể bác bỏ các lý luận của Barisan cũng như của
Marshall, và ngày 20/7 tôi chính thức yêu cầu được ra điều trần
trước Ủy ban.

Hai ngày sau, Keng Swee và tôi bay đến New York cùng với

phụ tá của tôi là Teo Yik Kwee. Tôi muốn gặp Ủy ban trước rồi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.