HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 790

những điều ve vãn và lảng đi chỗ khác. Chúng tôi không thể bán
mình cho tiền tài. Nếu chúng tôi ở lại chơi hôm ấy, tất nhiên từ
đó chúng tôi sẽ phải bị áp lực của các nhà lãnh đạo Malaya. Họ
đã xem chúng tôi như thể những kẻ gần như nguy hiểm và khó
hiểu, khó khống chế như những người cộng sản, và lại quá nặng
ý thức hệ. Tệ hơn nữa, chúng tôi lại luôn làm đúng theo hiến
pháp, và vì vậy thật là nan giải cho họ.

Nếu không có cuộc chiến đối đầu của Indonesia, Tunku và

các đồng sự của ông không phải dựa vào sự giúp đỡ của các lực
lượng quân sự của Anh, Úc và New Zealand, và kết quả có thể đã
khác đi. Bởi lực lượng quân sự của các nước đó đã giúp vào việc
phòng thủ Malaysia, nên quốc hội của họ sẽ phản ứng quyết liệt
nếu như Malaysia dùng đến các phương sách vi hiến để chống
lại Singapore.

Trong quyển The Labour Government 1964–1970 (Chính phủ

Lao Động 1964–1970) của mình, Harold Wilson đã nhìn về
chuyện chia tách đúng như thế:

“Thế nhưng có một vấn đề nguy hiểm mới và tiềm tàng

đang lớn dần lên ở Đông Nam Á. Khoảng trước đây ba, bốn
tháng, chúng tôi đã nhận được lời cảnh báo rằng Tunku
Abdul Rahman, Thủ tướng của Malaysia, đang mất dần kiên
nhẫn với đồng sự tại nghị viện của mình là ông Lee Kuan
Yew (Harry Lee), lãnh tụ của Singapore, tới độ ông Lee có
nguy cơ bị bắt và cầm tù… Tunku đang ngày càng trở nên
căm giận với sự đối lập quyết liệt của Lee. Mấy tuần trước khi
có hội nghị Khối Thịnh vượng Chung chúng tôi đã nhận
được tin tức về một cuộc khủng hoảng đang nhen nhúm, bao
gồm cả việc có thể có một cuộc đảo chính chống lại ông Lee
và các đồng sự của ông này. Tôi cảm thấy cần phải đến mức
cho Tunku hiểu rằng nếu ông ta giở trò ra như vậy, ông ta sẽ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.