HỒI ỨC KẺ SÁT NHÂN - Trang 66

- Tôi nhất định phải làm thế vìtôi là độc giả duy nhất có khả năng hiểu

chính mình. Đúng vậy, những cuốn sáchcủa tôi độc hại hơn cả một cuộc
chiến, bởi lẽ chúng khơi gợi mong muốn đượcchết trong khi chiến tranh,
chính nó lại khơi gợi mong ước được sống. Sau khiđọc tôi, mọi người hẳn
phải muốn tự sát.

- Ngài sẽ giải thích sao nếu điềuấy không xảy ra?

- Chuyện này thì ngược lại, tôicó thể lý giải dễ dàng; đó là bởi chưa ai

từng đọc tôi cả. Thực ra, đó có lẽcũng là lời lý giải cho thành công đặc biệt
của tôi; nếu tôi quá nổi tiếng, anhbạn thân mến, thì đó là bởi chưa ai từng
đọc tôi cả.

- Vô lý!

- Trái lại thì có: nếu những kẻđáng thương ấy từng thử đọc những gì tôi

viết ra, họ hẳn đã ác cảm với tôi vàđể trả thù cho nỗ lực tôi đã yêu cầu ở họ,
họ hẳn đã quẳng tôi vào xó mà khôngthèm ngó ngàng gì nữa. Trong khi nếu
không đọc tôi, họ lại thấy tôi mang lạithư thái và vì thế, dễ gây cảm tình và
xứng đáng được hoan nghênh.

- Đó là một lập luận kỳ quặc.

- Nhưng không thể bác bỏ. Nàynhé, hãy lấy Homère làm thí dụ: thì đấy,

một văn sĩ nổi tiếng mấy ai sánh nổi.Thế mà, cậu có biết nhiều về họ,
những độc giả thực sự của Iliade chínhhiệu và của Odyssée chính hiệu
không? Một nhúm những nhà ngữvăn học hói đầu, tất cả chỉ có thế - bởi
dẫu sao cậu cũng không thể gọi độc giảlà những học sinh cấp ba hiếm hoi
vừa ngáp ngủ vừa lắp bắp tác phẩm của Homèretrên ghế nhà trường mà
trong đầu chỉ chăm chăm nghĩ tới Dépêche Mode haycăn bệnh Aids. Và
chính xác là vì lý do tuyệt vời ấy mà Homère trở thành hệ quychiếu.

- Cứ cho chuyện này là đúng đi,ngài thấy lý do này là tuyệt vời sao?

Không phải nó cũng đáng nản lắm sao?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.