theo tên nhà bác học vào thế kỷ XIX đã tìm ra triệu chứng căn bệnh trên
khoảng chục trường hợp bệnh nhân vốn là tù khổ sai tại Cayenne, chịu án
giam vì phạm tội cưỡng dâm rồi thủ tiêu nạn nhân, và kể từ đó trở đi, người
ta không còn phát hiện thêm một trường hợp phát bệnh nào nữa.Tiểu thuyết
gia cảm thấy sự chẩn bệnh lần này giống như một sự phong tước vượt quá
sức mong đợi: với cơ thể phì nộn không chút râu ria, ở ông hội tụ tất cả
những đặc điểm nhận dạng của một viên quan hoạn, chỉ trừ có giọng nói,
ông đang sợ sẽ phải chết vì chứng tim mạch ngớ ngẩn. Khi thảo ra
nhữngdòng rồi đây sẽ khắc trên mộ chí của mình, ông không quên nhắc đến
cái họ quý tộc của vị bác sĩ người gốc Teuton, nhờ cái họ ấy ông mới có thể
từ giã cõi đời này một cách hiển hách.
Nói đúng ra, việc lão già phì nộncứ suốt ngày ru rú trong nhà thọ được
đến tuổi tám mươi ba đã khiến giới y họ chiện đại phải bối rối. Người đàn
ông này béo đến nỗi từ nhiều năm nay, ông thú nhận là không còn khả năng
đi bộ; ông đã lờ tịt những lời căn dặn của các bác sĩ chuyên khoa dinh
dưỡng và ăn vô độ. Ngoài ra, ông còn hút chừng hai mươi điếu xì gà La
Habana mỗi ngày. Nhưng ông lại uống rất điều độ và đã từ lâu không còn
duy trì sinh hoạt tình dục: các bác sĩ không tìm ra cách giải thích nào
kháccho sự vận hành trơn tru của trái tim bị mỡ bóp nghẹt ấy. Sự sống sót
của ông không hề kém phần bí hiểm, cũng giống như nguồn gốc của chứng
bệnh sẽ kết thúcnó.
Không một cơ quan truyền thôngnào là không công phẫn khi cái chết kề
cận này bị đem ra câu khách. Ý kiến phản hồi từ phía độc giả cũng hưởng
ứng nhiệt liệt những nỗ lực tự phê bình ấy củabáo chí. Chính vì thế, loạt
phóng sự của một số ít phóng viên được chọn lựa lạicàng được mong đợi
hơn bao giờ hết, hợp với quy luật của thông tin hiện đại.
Các nhà viết tiểu sử chưa chi đãtỏ ra hết sức thận trọng. Giới xuất bản
trang bị đầy đủ khí giới cho đội quân của mình. Hẳn cũng đã có một vài trí
thức tự hỏi, phải chăng thành công lạ lùng này đã bị thổi phồng quá mức: