Thậm chí cô còn nghĩ thầm: “Câu bố mẹ Quản Đồng có thể hình
dung giống như “Em gái khốn khổ ơi, để anh đánh đổi tiền đồ của
mình cho em một mái nhà” trong “Tri âm”.
Thực ra, bản chất câu chuyện rất đơn giản: Cụ ngoại của Quản
Đồng là Tạ Trường Phát là một nhà tư bản giàu cự phách, một nhân
vật lẫy lừng khắp vùng Đông Bắc. Mà những nhân vật cự phách như
vậy thì thường năm thê bảy thiếp, ông ngoại của Quản Đồng đương
nhiên cũng không ngoại lệ. Vợ cả của ông ở căn nhà cũ tại thành phố
R, vợ hai xinh đẹp theo ông đến căn nhà mới ở Đông Bắc. Nhưng dù
gì thì vợ cả cũng là vợ cả, cũng là người vợ được mai mối cưới xin
đàng hoàng, con của vợ cả là con trưởng, chính là ông ngoại Tạ
Minh Giám của Quản Đồng. Tạ Trường Phát muốn con trai kế thừa
sự nghiệp của mình, nên đã để con ra nước ngoài học từ sớm.Ai ngờ
Tạ Minh Giám học hành xong lại hoàn toàn không hào hứng với việc
kinh doanh, mà đi theo chính phủ quốc dân, tràn trề hoài bão muốn
cứu nguy cho hàng triệu đồng bào thoát tình cảnh nước sôi lửa
bỏng. Nhìn chấy viễn cảnh liên kết giữa kinh doanh và chính trị
trước mắt, Tạ Trường Phát cũng ngầm ủng hộ lựa chọn của con trai,
để dọn đường, ông cũng qua lại không ít với các quan chức. Đáng
tiếc là, chính phủ quốc dân cũng đã không cứu nổi hàng triệu đồng
bào, mà còn phải rút lui liên tiếp, cho đến khi phải rút về một hòn
đảo nhỏ cách xa đại lục, tất nhiên, trên con tàu thoát thân đó có cả Tạ
Minh Giám.
Thế là, đầu năm 1949, không còn đường nào để di, Tạ phu nhân
đang mang thai 6 tháng đành phải đến trú ngụ ở nhà Tạ lão thái thái
đang ở một mình tại thành phố R. Nhưng kể từ ngày mẹ của Quản
Đồng là Tạ Gia Dung ra đời đã phải lớn lên trong cái danh “hậu duệ
của Quỷ trắng”.