đốc Wesco, một con kiến so với con voi Berkshire, nhưng là của
riêng Munger. Nó đong đưa như một sợi mì ống bé xíu trước cửa
miệng của Berkshire Hathaway, miếng duy nhất mà Buffett không
thể nuốt trọn. Các cổ đông của Wesco cuối cùng nhận ra rằng thế
nào ông cũng có được nó vào một ngày nào đó, và tất nhiên là họ
bắt đầu định giá cổ phiếu của Wesco ở mức cao kinh khủng.
Ả
nh hưởng của Munger lên suy nghĩ của Buffett luôn luôn vượt ra
khỏi mục tiêu tài chính của ông. Họ suy nghĩ giống nhau đến mức
khác biệt chính trong hành vi kinh doanh của họ, đó là thỉnh thoảng
Munger phủ quyết một số thương vụ nhưng điều đó càng làm cho
Buffett thích thú hơn. Thái độ của họ đối với các cổ đông cũng
giống hệt nhau. Sau vụ hợp nhất, trong báo cáo thường niên năm
1983, hai người đã soạn và đưa ra một bộ qui tắc trước các cổ đông
của Berkshire. Họ gọi các nguyên tắc này là “hướng về lợi ích của
các chủ sở hữu”. Cho tới lúc đó, chưa có một ban quản trị nào nói với
các chủ sở hữu của công ty những điều như thế.
“Mặc dù về hình thức thì chúng ta là công ty cổ phần, nhưng
trong tâm trí chúng tôi nó là một công ty hợp danh.” Họ viết.
“Chúng tôi không xem công ty như một chủ sở hữu tận cùng tất cả
các tài sản kinh doanh của chúng ta, nhưng thay vào đó, chúng tôi
xem công ty là một ống dẫn đưa các cổ đông của chúng ta đi tới việc
sở hữu các loại tài sản.”
Tuyên bố này – đơn giản đến mức dễ gây nhầm lẫn – rốt cục
là đưa về sự cai quản công ty theo kiểu quản lý của thế hệ trước đó.
Người đứng đầu công ty cổ phần thế hệ mới xem các cổ đông là
một sự phiền toái, rằng họ chỉ là một nhóm ồn ào cần được dỗ
dành hay một nhóm yên tĩnh cần làm ngơ. Chắc chắn họ không
phải là đối tác, cũng không phải là các ông, bà chủ của anh ta.