đây, ông đang đạt tới thời điểm mang tính bước ngoặt, cái giây phút
mà ông phải cân nhắc xem có nên “vượt sông Rubicon
” hay
không.
Buffett đã đóng hai vai trong một thời gian khá dài. Ông điều
hành Berkshire Hathaway như thể ông vẫn còn đang quản lý đầu tư
cho các “đối tác” của mình – mặc dù không thu một đồng phí nào.
Ông viết thư giải thích với họ rằng ông ra quyết định dựa vào các
tiêu chuẩn của riêng ông. Ông thiết lập chương trình đóng góp của
các cổ đông, một giải pháp cá nhân tách bạch trước vấn đề quyên
tặng từ thiện của công ty. Ông từ chối chia nhỏ cổ phiếu Berkshire
Hathaway và không bao giờ đưa nó lên sàn giao dịch của Thị trường
Chứng khoán New York. Ông xem các cổ đông như thành viên của
một câu lạc bộ. “Mặc dù về hình thức, chúng ta là công ty cổ phần,
nhưng thực chất chúng ta là một công ty hợp danh.” – Ông lý giải
như thế.
Đồng thời, ông tận hưởng cuộc sống trong cương vị CEO của
một công ty cỡ lớn. Ông làm thành viên của hết hội đồng quản trị
này đến hội đồng quản trị khác. Ông giao tiếp, tiệc tùng với những
con người giàu có và quyền lực nhất. Ông hãnh diện vì cách các
chính trị gia, nhà báo và các CEO khác hỏi xin ý kiến hay lời khuyên
của ông. Gần đây, dấu ấn của ông trên Wall Street trở nên lớn
đến mức trong tất cả các thương vụ – những thương vụ quan trọng
– người ta đều hỏi nhau rằng có nên mời ông tham gia hay không.
Trên tất cả là, giờ đây ông gắn bó với Berkshire đến nỗi nó đã trở
thành một phần trong máu thịt ông.
Vai trò kép của mà ông đang đóng cho đến lúc này vẫn rất phù
hợp với bản thân ông và các cổ đông của mình. Tuy nhiên, hiện tại
ông cần phải ra một quyết định: hoặc ông tiếp tục điều hành một
công ty hợp danh không chính thức, hoặc làm CEO của một công ty