tránh được số thuế vào khoảng hơn 400 triệu đô la và lại có được
cơ hội bắt đầu lại một công ty hợp danh mà không phải chịu đánh
thuế hai lần.
Nhưng ông đã không làm thế.
Buffett viết một “luận văn” dài dằng dặc về các loại thuế trong
thư gởi cổ đông hàng năm. Trong đó, ông mổ xẻ cặn kẽ chủ đề này
và gạt bỏ ý nghĩ thanh lý tài sản ra khỏi tầm tay: “ Giả sử sau này
Berkshire phải buộc thanh lý tài sản – điều dường như không bao
giờ xảy ra – thì các cổ đông sẽ, theo luật thuế mới, nhận được rất
ít từ việc thanh lý tài sản so với những gì đáng ra chúng ta được
nhận nếu tài sản được bán trong quá khứ.”
Một Warren Buffett già dặn sẽ không cười nhếch mép trước
khoản tiền tăng thêm 185 triệu đô la trong tài khoản của ông và cơ
hội bắt đầu lại việc tính phí quản lý mà không bị đánh thuế thu
nhập doanh nghiệp – mà quyết định không thanh lý Berkshire
Hathaway vào năm 1986 đã làm cá nhân ông phải trả giá với số
tiền trên. Nhưng sự hám lợi thông thường đã không còn chi phối
các quyết định của ông nữa – vì vụ này đã làm ông tốn kém nhiều
hơn bất kỳ một cổ đông nào khác. Sự gắn kết lâu đời của ông với
Berkshire đã cầm giữ ông chặt đến mức ông phải từ bỏ phương án
duy trì Berkshire như một công ty hợp danh ảo. Nếu không, ông đã
thanh lý ngay mà không cần phải suy nghĩ gì cả.
Thay vào đó, ông đã “vượt sông Rubicon” và chọn vai trò CEO của
một công ty tầm cỡ, như Procter & Gamble hay Colgate Palmolive,
một công ty có khả năng tiếp tục tồn tại ngay cả sau khi không có
ông.
Berkshire, một công ty với nhiều bộ phận khác hẳn nhau, thật
khó mà định giá. Munger thường nói đùa rằng Berkshire là một
“Công ty đóng băng”, vì nó lớn mạnh vô giới hạn nhưng không bao
giờ chi trả một đồng cổ tức nào cho các cổ đông. Một khi các cổ đông