tự tin khó công ty nào sánh kịp, vì các nhà giao dịch của họ luôn đi
trước các ngân hàng khác nhiều bước.
Họ thống trị thị trường chứng khoán từ “the Room”, tức sàn giao
dịch của Solly, một cung điện ám khói thuốc lá rộng gần bằng một
phần ba nhà chứa (hangar) máy bay, được kê kín những dãy bàn đôi
nơi các giao dịch viên, những người buôn chứng khoán và các trợ lý
ngồi nép mình trước những dãy màn hình với một tay cầm miếng
pizza và tay kia giữ điện thoại. Trận chiến hàng ngày của họ diễn ra
như một bản giao hưởng đầy những tiếng rên rỉ và những tiếng
nguyền rủa, tiếng vỗ mông đánh đét và tiếng thét như đặt dấu
chấm hết cho những tiếng bập bẹ, tiếng ăng ẳng và tiếng lầm
bầm của những cuộc trao đổi của các nhà giao dịch. Những người lập
dị luôn luôn được chào đón, miễn là họ làm được việc. Gutfreund từ
bàn làm việc của mình bắn người xuống theo lối đi giữa các dãy
bàn dưới sàn giao dịch vào mỗi buổi sáng như thể được khai hỏa từ
một khẩu đại bác. Ông liếc nhìn khắp lượt qua cặp kính gọng sừng,
nhai rào rạo điếu xì-gà rẻ tiền, và lóng ngóng xén vụn thành hàng
đống giấy hủy nằm la liệt dưới sàn nhà.
Các nhân vật trên sàn giao dịch trao đổi với nhau trong “tình thân
thiết” sinh ra từ sự cạnh tranh và nỗi ám ảnh thường trực rằng đội
này cần phải “giết” đội kia để khẳng định vị thế của mình. Vì thế,
tinh thần đó giúp họ chiếm lĩnh thị trường bao tiêu trái phiếu
mạnh đến mức BusinessWeek phong Salomon là “Ông Vua của Wall
Street.”
Người ta cũng nói rằng đó là một nơi mà “những con
dao dài” có thể được rút ra khi mọi việc diễn ra theo hướng xấu –
nghĩa là, Gutfreund sẵn sàng thanh lọc bất cứ ai bị nghi ngờ bất
đồng quan điểm để dập tắt cuộc nổi loạn từ trong trứng nước.
Lợi nhuận của Salomon đạt đỉnh vào năm 1985 khi họ thu về 557
triệu đô la lãi ròng sau thuế. Tuy nhiên, ngành kinh doanh mới – cơ
bản là kinh doanh vốn – không đạt hiệu quả như ý. Vì thế, các cuộc