đến tuổi 20. Trong thời gian chiến tranh, cậu và mẹ viết thư cho
nhau mỗi ngày. Mẹ cậu ngã lòng và cậu động viên bà đừng bỏ cuộc.
Vì các nhà bán sỉ từ chối cung cấp hàng cho Siêu thị Nội thất
Nebraska, Rose trở thành một nhà buôn đồ gỗ “lậu”. Bà lên xe lửa
cày xới ngang dọc vùng Trung Tây để mua hàng tồn thanh lý với giá
cao hơn giá sỉ 5% từ các cửa hàng như Macy’s và Marshall Field’s. Họ
có thể nhìn thấy rằng mẹ tôi biết rõ mình đang làm gì.” Louie nói.
“Họ thích bà và nói đại loại như thế này, đây là bộ bàn ăn kiểu mới
nhất đấy. Nó không dễ bán và cũng không rẻ, nhưng bà vẫn chấp
nhận.”
Không một người nào sở hữu cả quốc gia này, mà đất
nước này dành cho tất cả mọi người. Đó là thái độ sống của bà.
Bà dần dần căm ghét những kẻ tai to mặt lớn. “Khi bạn sa cơ thất
thế, họ nhổ nước bọt vào bạn. Khi bạn bắt đầu ăn nên làm ra họ lại
lân la đến gần bạn. Phooey
! Ai cần bọn họ? Tôi chỉ cần có
một cuộc sống thường thường bậc trung là tôi vui lắm rồi.” Khẩu
hiệu của bà là: “Bán rẻ và nói đúng sự thật, không lừa dối ai và
không nhận tiền lại quả.”
Khi bán một món hàng, bà bảo các
nhân viên của mình rằng: “Hãy giao hàng ngay, nếu không họ sẽ
đổi ý đấy!”
Louie được trao tặng Huân chương Purple Heart
trong Trận
. Sau chiến tranh, cậu về thẳng nhà tại Omaha vào năm
1946 và tiếp tục làm việc tại cửa hiệu. Cậu học tất cả mọi thứ về
thương mại hàng hóa: mua bán, giá cả, tồn kho, kế toán, giao nhận
phân phối và trưng bày hàng hóa. Đối với Rose, không ai có thể
làm việc đó tốt hơn Louie. Không thương xót nhân viên dưới
quyền, bà thét vào mặt họ bằng hết sức buồng phổi của mình:
“Chúng mày là một lũ bù nhìn vô dụng! Đồ bất tài!” Nhưng sau khi
mẹ cậu sa thải họ, cậu lại nhận họ vào.
Bốn năm sau, cửa hiệu của họ trở nên phát đạt, nhưng rồi
Chiến tranh Triều Tiên nổ ra nên doanh số vừa chớm đi lên lại sụt