Cần phải tạo ra hàng tỉ đô la lợi nhuận trước khi General Re có
thể quay lại quỳ gối trước ân huệ của Buffett. Hoạt động kinh doanh
chứng khoán phái sinh của General Re thực ra không làm được gì
nhiều trong chuyện này. Cả nền kinh tế toàn cầu cũng thế. Với
một “khả năng rất thấp nhưng không phải là vô nghĩa,” chẳng
chóng thì chầy, ông không biết chính xác là khi nào, “các hợp
đồng phái sinh sẽ tạo ra một rắc rối lớn.” Munger thì thẳng thừng
hơn: “Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu chúng ta không rơi vào một vụ nổ
lớn trong vòng 5, 10 năm tới.” Trong khi nhiều hàng rào đã được
dựng lên để bảo vệ các nhà đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, các
hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh vẫn được quản lý rất
lỏng lẻo và được công bố thông tin rất hạn chế. Từ đầu những
năm 1980, việc “bãi bỏ các qui định” đã biến thị trường thành một
định chế tài chính tương đương với một cuộc ẩu đả bóng chày. Về
mặt lý thuyết, các xung lực của thị trường tự qui định và điều chỉnh
các hoạt động của nó. (Và tất nhiên, FED thỉnh thoảng cũng can
thiệp nếu có rắc rối xảy ra).
Bằng cách sử dụng các từ “rắc rối” và “vụ nổ”, Buffett và
Munger ám chỉ rằng một bong bóng đang manh nha nổi lên trong
cái vạc dầu ma thuật của các hình thức tín dụng dễ dãi, của luật lệ
lỏng lẻo và từ các ngày thanh toán đáo hạn với qui mô lưu chuyển
tiền tệ ngày càng lớn ở các ngân hàng và những kẻ đồng lõa của họ.
Họ có ý nói rằng một vụ tắc nghẽn về các quyền phát sinh từ các
hợp đồng chứng khoán phái sinh không được gỡ rối sẽ dẫn đến sự
sụp đổ hàng loạt các định chế tài chính. Những khoản lỗ lớn của các
định chế này có thể dẫn đến sự đổ vỡ tín dụng – một “cuộc đổ xô
rút vốn ra khỏi ngân hàng” trên phạm vi toàn cầu. Trong một cuộc
đổ vỡ tín dụng, các nhà cho vay sẽ e ngại cấp vốn cho những hợp
đồng vay khó thu hồi, và hậu quả là việc thiếu hụt vốn tài trợ sẽ
đưa nền kinh tế đi xuống theo đường xoắn ốc. Các vụ sụp đổ tín
dụng trong quá khứ đã từng làm nền kinh tế thế giới rơi vào