thành phố ở Na-uy mất hàng triệu đô la vào các loại chứng khoán
cầm cố được cho là an toàn. Người ta ước tính tổn thất toàn cầu
từ vài trăm tỉ đến một ngàn tỉ đô la bao gồm tất cả các định chế
tài chính. Như Long-Term Capital chẳng hạn, toàn bộ quyền mua
bán ưu đãi đã bị đầu tư trệch hướng. Họ đã ước tính sai lầm về
một thị trường “hiệu quả” rất lý trí, trong đó sự sụt giảm giá cả sẽ bị
dừng lại bởi những người mua trầm tĩnh và có tính toán.
“ Họ nói rằng các chứng khoán phái sinh sẽ làm cho thế giới
an toàn hơn và giúp chia sẻ rủi ro. Nhưng thực ra nó không chia sẻ
rủi ro theo cách người ta phản ứng trước một tác nhân định trước.
Bây giờ, bạn có thể tranh luận rằng các nghiệp vụ phái sinh chỉ
nên được thực hiện gói gọn trong năm ngân hàng là đủ, chứ không
cần đến hàng ngàn ngân hàng tham gia vào rồi đồng loạt bỏ
chạy trên khắp địa cầu như thế này.”
Quỹ Dự trữ Liên bang lại cắt lãi suất một lần nữa và làm việc
với các ngân hàng trung ương các nước để kích hoạt các nguồn tài
trợ khẩn cấp,
tuy nhiên, cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục lan
rộng.
Việc miễn cưỡng cho vay bắt đầu có dấu hiệu lây lan. Chỉ số
Dow Jones giảm 17% xuống còn 11.740 điểm kể từ đỉnh cao nhất
của nó vào tháng 10/2007. Với mỗi tuyên bố bán tháo cổ phiếu,
phá sản hay sụp đổ, cơn địa chấn đang sôi sục ngầm lại bùng phát
mạnh hơn. Nhiều người giấu mặt cố gắng bán bớt tài sản nhưng
vẫn không có người mua; hàng loạt nhà cho vay bắt đầu ráo riết
thu hồi vốn.
Vào thứ Năm, ngày 13 tháng 3 năm 2008, một cơn địa chấn khác
lại bắt đầu, lần này là Bear Stearns, ngân hàng yếu kém nhất
trong số các ngân hàng đầu tư, khi các nhà cung cấp tín dụng từ
chối đáo hạn đối với các khoản vay của nó. Trong một cuộc khủng