hoảng gần như lặp lại cuộc khủng hoảng của Salomon 17 năm về
trước, ngày hôm sau, thứ Sáu, 14 tháng 3 năm 2008, Bear sụp đổ vì
thiếu nguồn tài trợ. Nhưng lần này Quỹ Dự trữ Liên bang đã có
một bước đi vô tiền khoáng hậu bằng cách đứng ra bảo lãnh cho
khoản nợ 30 tỉ đô la của Bear Stearns. Đây là lần đầu tiên trong
lịch sử FED ra tay giải cứu một ngân hàng đầu tư. Giá cổ phiếu của
Bear vào lúc đóng cửa thị trường chứng khoán chiều thứ Sáu là 30
đô la. Buffett trầm tư suy nghĩ về tình huống này ngay vào tối
hôm đó. Gói cứu trợ của Long-Term Captial Management chỉ là một
cuộc tổng duyệt – với qui mô nhỏ hơn nhiều – để chuẩn bị cho giây
phút này.
“ Tin tức về Bear Stearns nhanh chóng lan rộng. Không ai dám
mở tài khoản tại Bear Stearns, cũng không ai dám cho họ mượn
tiền. Đó là một bản sao của hoàn cảnh mà tôi từng kinh qua tại
Salomon, nơi lúc nào bạn cũng chỉ đứng cách bờ vực của sự sụp đổ
với tốc độ điện tử. Các ngân hàng không thể tự cứu mình tránh khỏi
vỡ nợ. Từ trước tới nay, FED chưa bao giờ ra tay cứu trợ các ngân
hàng đầu tư, và đó là điều làm tôi có cơ sở để so sánh với vụ
Salomon năm 1991. Nếu khi đó Salomon sụp đổ, ai biết trước được
kiểu hiệu ứng đô-mi-nô nào sẽ xảy ra trên toàn thế giới. Tôi không
có câu trả lời trước động thái này của FED, nhưng một vài bộ phận
của thị trường đã đi gần tới tình trạng tê liệt. Họ không muốn sự
lây lan đến mức họ nghe như một thể chế. Nếu Bear sụp đổ và hai
phút sau đó, người ta lo rằng Lehman cũng sụp đổ theo, và 2 phút
tiếp theo là Merill, thì rõ ràng sự lây lan là nằm ở đó.”
Một Buffett lý trí đang cố gắng giải bài toán đã ăn sâu vào tâm
trí trước các lựa chọn đầy rủi ro đang đặt ra cho FED. Họ không có
lựa chọn nào thực sự tốt. Hoặc họ chấp nhận một cuộc tan chảy
hàng loạt trong ngành tài chính, hoặc họ đồng hành cùng lạm phát
bằng cách tiếp tục làm giảm giá đồng đô la. “Một đô la có thể chỉ