đốc soái.
Chàng liền nói:
- Cô nương nên khuyên lệnh huynh bất cứ việc gì cũng nên nhường nhịn
một chút. Giết người và đoạt thành trì tuy có thể xưng hùng một thời nhưng
rồi cũng không tránh khỏi hậu thế dị nghị.
Huyền Hồ quận chúa đáp:
- Cửu ca bảo nhân dân ở Trung nguyên cực khổ vô cùng. Suốt giải Quan
Trung, Vị Hà mấy năm nay mất mùa đói kém. Người ta phải đổi con lấy
bữa ăn. Y muốn đưa nhân dân đến chỗ no ấm, tiểu muội không tìm được lý
lẽ gì để bài bác được.
Du Hữu Lượng cũng tắc họng.
Huyền Hồ quận chúa hỏi:
- Du đại ca. dọc đường đại ca thấy lê dân khắp nơi lầm than, chết đói.
Chẳng lẽ đại ca mắt lấp tai ngơ như không thấy gì?
Du Hữu Lượng chỉ lắc đầu chứ không trả lời.
Huyền Hồ quận chúa lại nói:
- Tiểu muội đọc cổ thư cùng lịch sử thấy những nhân vật đại nhân đại
nghĩa quên mình bôn tẩu quanh năm để cứu lê dân. Nếu quả có người lòng
dạ như vậy mà có đủ lực lượng thì sao bọn chí sĩ không theo giúp họ để
thành hảo sự?
Du Hữu Lượng nghĩ thầm trong bụng:
- Cô này lòng dạ lương thiện, đã nói đến vấn đề chính rồi đây. Ta không
nỡ để cô phải thương tâm. Hỡi ơi. Thật là khó quá.
Huyền Hồ quận chúa khẩn khoản nói tiếp:
- Nếu có người mở đường cho Cửu ca tước bỏ những chỗ sai lầm thì y có
thể làm nên sự nghiệp oanh liệt một thời. Y đã tỏ ra rất khâm phục đại ca.
chắc đại ca nói gì y cũng nghe theo.
Du Hữu Lượng càng nghe nói càng kinh hãi. Chàng hít mạnh một hơi
chân khí rồi dõng dạc nói:
- Đã là người trong nước phải hiểu thế nào là dân tộc.
Huyền Hồ quận chúa nghẹn ngào sa lệ, cô vừa khóc vừa la: