HỒNG LÂU MỘNG - Trang 12

đặc sắc nữa. Những nhân vật như thế làm chúng ta nhớ nhiều đến Hoạn Thư của Nguyễn
Du. Đó là sự miêu tả trung thành với bản chất của hiện thực, bản chất của những mối
quan hệ phong kiến, đồng thời nó là một sự cá tính hóa hết sức sâu sắc. Ngoài ra còn biết
bao nhiêu nhân vật đáng lưu ý nữa trong cái thế giới bao la của Hồng Lâu Mộng. Dường
như đó là cả một nhân loại:
trong đó có hàng trăm số phận, và mỗi số phận đưa đến cho chúng ta một mảnh đời, một
suy nghĩ về nhân thế. Nhà lý luận tiểu thuyết nổi tiếng Bakhtin có nói rằng nhân vật tiểu
thuyết phải có phần “dư thừa nhân tính”. Có nghĩa là nhân vật, ngoài vai trò xã hội (đẳng
cấp, nghề nghiệp) phải có cái phần dư thừa nhân tính, cái phần nhu cầu nhân tính, cái
phần cá tính tự do mà tấm áo xã hội không chứa đựng hết. Nhân vật của Hồng Lâu Mộng
vừa là giai cấp xã hội vừa là những nhân vật mang tính người, tính toàn nhân loại, ở trong
họ có cái phần “người” và những nhân vật như vậy bao giờ cũng là một phát hiện, có sức
hấp dẫn rất mạnh. Hồng Lâu Mộng là cả một thế giới. Thông qua cuộc sống từ thịnh đến
suy của một gia đình quý tộc, tác giả đã làm hiển hiện sự băng hoại của xã hội phong
kiến, của nhân tính phong kiến, đã cho ta thấy một xã hội như thế là không phương cứu
chữa! Không phải chỉ vì bọn người ấy sống trên áp bức và bóc lột địa tô, mà cái chính là
cuộc sống trống rỗng của bọn họ; ngày và đêm trong cái phủ họ Giả ấy chỉ toàn là những
chuyện giành giật, lừa gạt, dâm dật, tự tử, tội ác… Một vài khuôn mặt lương thiện trong
đó khá nhiều là thuộc tầng lớp dưới, như già Lưu, như Tập Nhân… không cứu nổi sự sụp
đổ tất yếu của nó. Hồng Lâu Mộng đã đưa đến cho người đọc những hiểu biết sâu xa về
xã hội và về con người với một cách viết chân thực, giản dị mà bao gồm nhiều bút pháp
lớn kim cổ. Nó là một cuốn bách khoa sinh động về xã hội Trung Quốc thời xưa. Về mặt
thi pháp nghệ thuật, thì đó là một bước tiến mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của thế giới.
Hồng Lâu Mộng xứng đáng đứng ngang với các kiệt tác của nhân loại.
25 10 1988
Mai Quốc Liên
Tài liệu tham khảo chính:
Lịch Sử Văn học Trung Quốc (Nguyên Minh Thanh). Sở nghiên cứu Văn học thuộc Viện
Khoa Học Trung Quốc, Bắc Kinh, 1962. Bản dịch Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964.
Bùi Kỷ; Lời giới thiệu, Hồng Lâu Mộng tập 1. Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1962.
Tào Tuyết Cần dữ Hồng Lâu Mộng. Hồng Lâu Mộng, quyển thượng. Thế giới thư cục,
Singapore, 1973.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.