HỒNG LÂU MỘNG - Trang 10

Ngọc lúc bấy giờ mới bật ngửa, mà Lâm Đại Ngọc thì sau cơn ốm nặng, đã chết trong
niềm đau đớn, oán hận bằng đốt thơ, đốt khăn tặng trong lúc cả nhà mừng đám cưới của
người mình yêu! Kết thúc tấn bi kịch này, Bảo Ngọc trốn nhà đi tu; và Bảo Thoa làm một
người góa phụ trẻ đau khổ.

Thi pháp nhân vật Hồng Lâu Mộng


Hồng Lâu Mộng không những đã đưa lại một nội dung mới mang ý nghĩa thời đại; nó
còn làm được một việc vĩ đại nữa là đổi mới thi pháp tiểu thuyết Trung Quốc. Lỗ Tấn
nói: “Từ khi Hồng Lâu Mộng ra đời, tư tưởng và cách viết truyền thống đã bị phá vỡ”.
Tiểu thuyết Trung Quốc trước đây, chủ yếu là tiểu thuyết chương hồi như Tam quốc,
Thủy hử, Tây du ký… thiên về mô tả hành động, miêu tả hoạt động bên ngoài và lời nói
của nhân vật. Con người trong những tiểu thuyết đó, sản phẩm của một nền kinh tế nông
nghiệp mang tính chất phương thức sản xuất châu Á, có bề giản đơn, nhất quán trong một
tính cách, rạch ròi trung, nịnh đôi đường. Những truyện ngắn “truyền kỳ”, những truyện
ngắn trong Liêu Trai đã bắt đầu thấm đẫm màu sắc con người thị dân với những khát
vọng nồng nhiệt hơn, phức tạp hơn nhưng vẫn chưa có một thi pháp tiểu thuyết thực sự
phản ánh một cách nhìn mới về con người. Hồng Lâu Mộng đã làm được việc đó. Dĩ
nhiên là trong những hạn chế gay gắt của thời đại. Dù cho có những nhân tố tư bản chủ
nghĩa, nhân tố kinh tế hàng hóa, thị trường, thành phố, thị dân… xã hội Trung Quốc vẫn
là xã hội phong kiến, và cái con người “mới” mà người ta chờ đợi đó đã xuất hiện chưa
hoàn chỉnh; thi pháp tiểu thuyết trong Hồng Lâu Mộng đã mang một số nhân tố mới của
tiểu thuyết cận đại phương Tây, nhưng nó không thể đi xa hơn nữa. Nó vẫn còn bị giam
mình trong cái khung tiểu thuyết chương hồi truyền thống, lấy “kể việc” làm phương tiện
chủ yếu khám phá của con người. Nhưng, xét cho kỹ thì phải ghi nhận những yếu tố mới
ở Hồng Lâu Mộng là rất có ý nghĩa. Trước hết, đó là cách nhìn con người trong sự phát
triển đầy mâu thuẫn, sự phát triển biện chứng, có chiều sâu đầy kịch tính. Số phận và tính
cách của Bảo Ngọc đã được tác giả miêu tả không đơn giản. Đó là mâu thuẫn giữa khát
vọng tự do và sự ràng buộc nặng nề của gia đình và xã hội phong kiến. Đó là tình yêu
chân thành và quý báu như chính sinh mệnh của anh ta và lạ thay, anh ta hầu như chẳng
làm được gì, chẳng chiến đấu dũng mãnh gì để đoạt lấy hạnh phúc! Mọi việc gần như đã
phó mặc! Trước khi chết, Lâm Đại Ngọc oán giận, đau buồn đốt khăn tặng, đốt tập thơ…,
không phải là không có lý! Anh ta chưa bao giờ xứng đáng là một trang “tu mi nam tử”
có lý tưởng, kiên định! Vấp phải những mâu thuẫn nghiệt ngã của thời đại, anh ta sinh ra
đau thần kinh, mắc chứng “ngây”, cứ cười hì hì suốt ngày. Điều đó càng đẩy sâu anh ta
vào bi kịch. Cuối cùng giải pháp “đi tu” phản ánh sự từ chối, sự phản kháng dẫu yếu ớt
đã được anh ta chọn lựa. Đi thi và thi đỗ cao để an ủi gia đình, rồi bỏ trốn đi tu, Bảo Ngọc
đã đi hết sự phát triển tính cách một cách hợp lý và quả là qua số phận anh ta, như một số
nhà nghiên cứu nhận định, có sự gởi gắm, có sự thể hiện một phần nào bản thân tác giả.
Đó đúng là một số phận tiểu thuyết theo ý nghĩa hiện đại của từ này. Lâm Đại Ngọc là
một tính cách thú vị khác. Nàng yêu Bảo Ngọc, nhưng do thân phận của nàng, mỗi khi
Bảo Ngọc ngỏ lời là nàng lại giận hờn, buồn tủi, làm ra vẻ cự tuyệt… “Bảo Ngọc cười
nói:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.