HỒNG LÂU MỘNG - Trang 8

“cả nhà rau cháo, rượu thường mua chịu”. Hồng Lâu Mộng do đó có thể xem là phản
quang những hồi ức của Tào Tuyết Cần về cuộc sống quý tộc đã tan vỡ đó. Một mặt, đó
là sự nhớ tiếc khôn nguôi những huy hoàng của vàng son lộng lẫy, cảm thấy tất cả nhuốm
màu thê lương, hư vô, tất cả đều xê dịch về phía bế tắc, hủy diệt, tất cả đều đáng ân hận,
và chỉ có thể cứu chuộc bằng hư vô, bằng siêu hình, bằng tôn giáo! Nhưng mặt khác, từ
trong cuộc sống nghèo khó hôm nay, quay đầu nhìn lại thì cái khoảng cách lớn lao đó làm
cho ông thấy được rõ hơn, khách quan hơn, bình tĩnh hơn những gì ông đã thấy, đã nếm
trải về cuộc sống thối nát của giai cấp quý tộc và sự miêu tả khách quan “những quan hệ
hiện thực” này làm ông trở thành một nhà hiện thực. Chí ít thì về mặt đó, ông đã lay
chuyển được “niềm lạc quan về cái trật tự hiện tồn”, và như thế, ông là sản phẩm của một
thời đại, đồng thời đã nhìn xa hơn thời đại. Tào Tuyết Cần để 10 năm để viết 80 hồi đầu
Hồng Lâu Mộng: “Xem ra chữ chữ toàn bằng huyết, cay đắng mười năm khéo lạ lùng”;
năm lần sửa chữa, trong cảnh cùng khốn, ốm đau không tiền chạy thuốc, trong cảnh đứa
con yêu của ông chết. Và ông đã lìa đời trong cảnh đau khổ dồn dập đó. Bình sinh, ông
vẽ giỏi, hay thơ, thích rượu, cuồng phong. Người ta chỉ biết được về ông có thế thôi! Hai
mươi tám năm sau khi ông mất, Cao Ngạc viết tiếp 40 hồi, đến khoảng 1792 1793 thì
Hồng Lâu Mộng được in và lưu truyền khắp Trung Quốc. Những hồi Cao Ngạc viết tiếp
thì không thể hay bằng những hồi Tào Tuyết Cần viết, nhưng cũng phải nói là Cao Ngạc
đã sống với tác phẩm và tri âm tác giả, nên đã hoàn thành dự định của Tào Tuyết Cần và
nối tiếp bút lực của người đi trước, hoàn thành và bộc lộ trọn vẹn tư tưởng của tác phẩm,
khiến cho tác phẩm vẫn giữ được vẻ hấp dẫn mãnh liệt

.

2

Bi kịch tình yêu & Ý nghĩa tình yêu trong Hồng Lâu Mộng


Câu chuyện tình giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc xuyên suốt qua toàn bộ tác phẩm,
làm nên chủ đề chính của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này. Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc,
hai anh em cô cậu ruột, cùng ở chung một nhà từ bé. Lớn lên, vì Bảo Ngọc được bà nội
nuông chiều, riêng cho ở trong vườn Đại Quan cùng với đám “quần thoa”, nên anh ta và
Đại Ngọc gần gũi nhau. Nhưng đây không phải là câu chuyện “lửa gần rơm…” Đây cũng
không phải chỉ là câu chuyện “tài tử giai nhân là nợ sẵn”. Tình yêu của họ còn có nguyên
cớ sâu xa hơn nhiều; họ nói như Saint Exupéry: “Yêu nhau không chỉ là nhìn nhau mà là
cùng nhìn về một hướng
”, nghĩa là họ “đồng điệu”, “tri âm” lẫn nhau trên những vấn đề
có ý nghĩa cuộc sống. Nói cho đúng, lúc đầu Bảo Ngọc cũng còn có chút phân vân. Anh
ta sống giữa đám a hoàn nhan sắc, những Tập Nhân, Tình Văn… những người này là
những phụ nữ xuất thân từ tầng lớp dưới, được họ Giả mua về hầu hạ, nhưng đó là những
người có tình, có phẩm chất tốt đẹp. Họ chính là một bức màn ngăn bụi trần của phủ Vinh
quốc đầy dẫy những hạng đàn ông ô trọc. Bảo Ngọc cảm nhận được thực chất vị tha,
quên mình đầy dịu dàng của họ, anh ta như một người được vây bọc bởi sự tận tụy,
thương yêu… của những nữ tỳ đồng thời cũng là “nữ thần” này. Do đó không lạ gì mà
Bảo Ngọc đã nêu lên cái “nguyên lý nữ tính” rất xa lạ với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”
của xã hội phong kiến: “Xương thịt con gái là nước kết thành. Xương thịt con trai là bùn
kết thành. Tôi trông thấy con gái thì người tôi nhẹ nhàng, khoan khoái, thấy con trai thì
như bị phải hơi dơ bẩn
”. Trong phủ Giả lúc đó còn có cô em họ Tiết Bảo Thoa ở nhờ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.