Bảo Ngọc nghe xong, bụng cũng hiểu rõ, lại nghĩ đến việc mình ngất đi một lúc, càng có
nguyên do. Nhưng không nói gì, trong bụng nhẩm lại rất kỹ.
Bấy giờ Tích Xuân mới nói:
Năm trước mất ngọc, nhờ sư cô Diệu Ngọc cầu tiên có cho câu thơ: “dưạ núi Thanh
Ngạnh dựa câu thông”. Lại còn có câu: “Vào cửa ta đây gặp nhau cùng”. Nghĩ lại ba chữ
“vào cửa ta” cần đáng xét kỹ: “cửa nhà Phật rất lớn, chỉ sợ anh Hai không vào được thôi”.
Bảo Ngọc nghe xong cười nhạt. Bảo Thoa nghe nói bất giác cau mày sửng sốt. Vưu thị
nói:
Cô này mở miệng ra là nói đến cửa nhà Phật. Còn chưa chịu bỏ ý muốn đi tu à? Tích
Xuân cười:
Không dấu gì chị. Tôi không ăn mặn đã lâu. Vương phu nhân bảo:
A Di Đà Phật. Cháu ơi, nghĩ như thế không nên. Tích Xuân nghe vậy cũng không nói gì.
Bảo Ngọc nhớ đến câu thơ: “Một ngọn đèn xanh cạch Phật bà”, rồi thở dài luôn mấy
tiếng. Chợt lại nhớ đến những chữ “một chiếc chiếu, một khóm hoa”, rồi đưa mắt nhìn
Tập Nhân, bất giác chảy nước mắt.
Mọi người thấy Bảo Ngọc khi vui khi buồn, cũng không hiểu vì sao, chỉ cho đó là bệnh
cũ. Có biết đâu Bảo Ngọc vì đã biết những điều bí ẩn, đã nhớ lại rành mạch nhưng câu
thơ xem trộm trong các quyển sổ. Tuy không nói ra, nhưng trong lòng đã có ý định sẵn.
Người trong nhà thấy Bảo Ngọc chết rồi sống lại, tinh thần sáng suốt, lại uống thuốc luôn
mấy hôm, nên mỗi ngày một khá. Dần dần bình phục như cũ. Còn Giả Chính trông thấy
Bảo Ngọc đã khỏi, hiện nay đang nghỉ ở nhà chịu tang cũng còn rảnh việc; nghĩ lại Giả
Xá chưa biết lúc nào được thăm linh cữu của mẹ đã để lâu trong chùa, vẫn không đành
lòng, nên muốn rước linh cữu về miền Nam để an táng. Giả Chính liền gọi Giả Liễn đến
để bàn. Giả Liễn thưa:
Chú nghĩ rất phải. Nay nhân dịp chịu tang, làm xong được việc lớn ấy càng hay. Nếu để
đến sau này, chú lại ra làm quan, có lẽ sẽ không làm được vừa ý. Chỉ có điều cha cháu
không ở nhà, mà cháu lại không dám vượt quyền. Ý định của chú rất hay; nhưng muốn lo
liệu việc ấy thì phải cần đến mấy nghìn lạng bạc. Nếu chỉ chờ nha môn tra ra của mất
trộm thì không thể tra ra ngay được đâu.
Giả Chính nói:
Ý ta đã định rồi. Chỉ vì anh Cả đi vắng nên gọi cháu đến bàn xem nên làm thế nào. Cháu
thì không thể đi ra khỏi nhà được vì trong nhà đây hiện giờ không có ai. Ta nghĩ mấy
chiếc quan tài đều phải rước về. Một mình ta làm sao trông nom cho xuể. Ta định đem
cháu Dung đi, vì có cả quan tài vợ nó cũng đưa theo. Lại còn quan tài của cháu Lâm nữa,
theo lời bà trối lại, bảo phải đem theo đi với bà. Còn số tiền ấy thì ta nghĩ chỉ cần mượn
tạm đâu đó mấy nghìn cũng đủ.
Nhân tình bây giờ rất là tệ bạc, chú thì đang về nghỉ chịu tang; cha cháu thì còn ở ngoài.
Thực cháu không thể vay mượn vào đâu được. Chỉ còn cách đem khế tờ nhà đất đi cầm
mà thôi.
Nhà cửa chúng ta ở đây đều do của công xây dựng; động đến sao được?
Nhà ở đã đành không thể động đến được. Nhưng còn mấy sở nhà ở ngoài, có thể đem
cầm tạm, đợi sau chú ra làm quan sẽ chuộc lại cũng được. Hoặc là sau này cha cháu trở
về, nếu được bổ dụng nữa thì cũng có thể chuộc lại. Chỉ ngại một điều là chú tuổi tác như