Việc này được chép lại thành “Ngọc Đốc thử biến
(*)
”, chính là ngòi nổ
chôn xuống chờ ngày bùng phát “cuộc chiến Ngọc Đốc” sau đó.
(*) Ngọc Đốc thử biến: Biến cố mùa hè tại Ngọc Đốc.
Lục thụ âm nùng hạ nhật trường,
Lâu đài đảo ảnh nhập trì đường.
Thủy tinh liên động vi phong khởi,
Nhất giá tường vi mãn viện hương.
(*)
(*) Bài thơ “Sơn đình hạ nhật” (Ngày hè ở Sơn Đình) của Cao Biền thời Đường, bản dịch của Lê
Nguyễn Lưu: “Cây xanh bóng rậm, hạ ngày dài, Chiếu ngược trên ao bóng gác đài. Lay nhẹ mành
gương hơi gió thoảng, Tường vi đầy viện ngát thơm hoài.”
Tường vi giữa mùa nở rộ, bốn bề phủ bóng cây xanh thẳm, phía ngoài ải
Ngọc Hiệp, ngày hè rừng rực chói chang, đoàn quân uy vũ đang chuẩn bị
lên đường hồi kinh.
Lâu Triệt đã rời kinh thành hơn một tháng, trong cung vài lần truyền lệnh
tới yêu cầu chàng gấp rút về triều nhưng chàng vẫn bỏ ngoài tai, cùng Quy
Vãn thăm thú hết thắng cảnh nổi tiếng ở Ngọc Hiệp quan, giờ là lúc không
thể không trở lại. Còn Lâm Thụy Ân vốn dĩ cũng vì tỷ tỷ một mình xông
pha do thám Nỗ tộc không có tin tức báo về nên mới gấp rút tới ải Ngọc
Hiệp. Đến nay, quân lính Nỗ tộc đã rút, sau khi giao hết việc trấn thủ nơi
này lại cho Lâm Nhiễm Y, cũng cùng hồi kinh. Xem xét lại chuyện Quy
Vãn bị bắt cóc lần trước, lần này hàng ngũ đề phòng vô cùng chặt chẽ cẩn
mật, thanh thế khiếp người.
Xe ngựa đã chuyển sang dùng màn trúc mùa hạ, thông khí mát mẻ, Quy
Vãn biếng nhác tựa mình vào thành xe, nhàn hạ ngắm cảnh vật dọc đường