(*) Trích từ bài từ làm theo điệu“Nam ca tử”của từ gia đời Tống là Tấn Khí Tật (1140-1207) tự
Ấn An, hiệu Giá Hiên. Những bài từ của ông thường mang âm điệu hào phóng mà bi tráng, thơ văn
lưu lại đến nay còn mười hai quyển “Giá Hiên trường đoản cú”.
Như nhạc như không, tiếng véo von như hát như không ngân lên một
tiếng dài rồi hoàn toàn biến mất, mấy vị Tướng quân như thể vừa được
nhấp một ngụm rượu ngon, còn chưa tàn vị đã thấy rượu vung vãi trên nền
đất, dư vị còn cào cấu mãi trong tim. Mọi người đưa mắt nhìn nhau, ngạc
nhiên quá đỗi. Tiếng ca khe khẽ lại vang lên, đất bằng dậy sóng vỡ toang,
mới vừa rồi còn là âm điệu ai oán du dương, tức thì biến thành giao long
xuất hải, khí thế rợp bốn bề.
“Trước ngày Trùng Cửu lúc thu sang, Cúc ta nở rộ trăm hoa tàn, Trường
An trời thấu hương bát ngát, Thành quách vừa thay áo giáp vàng!”
(*)
(*) Nguyên văn vốn là bài“Bất đệ hậu phú cúc”của Hoàng Sào (?-884), người Sơn Đông, là một
lãnh tụ nông dân nổi tiếng thời cổ đại Trung Quốc, đã dẫn dắt dân chúng nổi dậy khởi nghĩa năm
Đường Hy Tông thứ hai (875). Ông là người văn võ toàn tài, tuy nhiên tác phẩm văn thơ lưu lại đến
nay chỉ còn ba bài tuyệt cú chép trong“Toàn Đường thi”bao gồm: “Đế cúc hoa”, “Bất đệ hậu phú
cúc”và “Tự đề tượng”.
Bóng kiếm chợt lóe, như từ dưới đất mọc lên, cuồng phong loạn vũ, phất
cao như diều gặp gió, dâng ngập chín tầng.
“Hay!” Một tiếng hét lớn vọt khỏi miệng, Triệu Hân, hắn vốn là kẻ thô
kệch, văn không thông viết chẳng thạo, câu chữ trong bài ca vừa rồi quá
nửa hắn nghe mà chẳng hiểu, thế nhưng từng câu từng chữ trong lời hát rực
lên ngạo khí tựa như chim bằng giương cao đôi cánh, thâm sâu như bảo
kiếm giấu trong nhà tranh, khơi gợi lên khí khái hào hùng của kẻ theo
nghiệp binh đao như hắn. Đến khi nghe được một câu “Rồng thiêng choàng
tỉnh giấc chiêm bao, một tiếng gầm van dậy ngàn non”, lại thấy lồng ngực
hừng hực khí thế như thể muốn cùng cất cao giọng, hòa vào lời ca ngạo