choang đèn đuốc… Thuở nhỏ học binh pháp, sư trưởng gửi gắm biết bao kỳ
vọng, không gì khác là bảo vệ núi sông này, nghĩ đến đây, lồng ngực không
khỏi nóng rực lên, vươn vai đứng thẳng tắp, trông về phía chân trời xa.
Trên ngọn Yên Sơn, trăng non như lưỡi câu.
Ba ngày sau, tất cả đều theo đúng kế hoạch của Lâm Thụy Ân. Do Du kỵ
tướng quân dẫn binh giao chiến với Nỗ quân cách ngoài ải Ngọc Hiệp
chừng năm mươi dặm. Trận chiến kéo dài nửa ngày, quân Khải Lăng bại
trận, rút quân về Đàm Thành ở phía Tây, Nỗ tộc quyết đuổi dồn sang Tây.
Xế chiều hôm sau, quân hai phe lại giao chiến ngoài thành, quân đội Khải
Lăng tiếp tục bại, lùi tiếp ba mươi dặm, liền như vậy suốt tám ngày, quân
Khải Lăng thua mất năm thành, Nỗ quân đại thắng.
Trận này thống soái Nỗ binh là Gia Lịch, Nhị vương tử của Nỗ vương,
kẻ này trời sinh tính cuồng ngạo, từ nhỏ đã thông minh hơn người, được Nỗ
vương cưng chiều, mấy ngày liền giao chiến với quân đội Khải Lăng, lòng
phấn chấn vô cùng. Thế nhưng, dẫu cho cao ngạo đến mấy, hắn vẫn là
người cẩn trọng. Lòng không khỏi nảy sinh nghi hoặc. Ngưng chiến hai
ngày, dần dần có lời đồn gieo giắc trong lòng quân, còn cả tin trinh thám
báo về, nói quân Khải Lăng chạy về phía Tây chỉ là đòn giương đông kích
tây, thực chất quân chủ lực đã ngược lên phương Bắc đánh chiếm Đốc
Thành. Gia Lịch vốn đã ngờ vực trong lòng, đến nay thấy quân Khải Lăng
cố tình trì hoãn không giao chiến, không tránh khỏi nghi ngờ với tình hình
hiện tại. Đêm vừa buông xuống, lập tức truyền cho quân lính nhổ trại, ruổi
ngựa hết tốc lực, chạy ngược về phía Bắc. Chạy suốt một ngày một đêm,
đến được vùng núi non. Lâm Thụy Ân thúc quân mai phục trong núi đánh
ra. Phía sau lưng, quân binh của Du kỵ Tướng quân cũng bén gót tìm tới,
hai mặt giáp công Nỗ quân giữa vùng núi non hiểm trở.
Trận chiến ấy sau này đi vào sách sử với tên gọi “cuộc chiến tiểu quần
sơn”. Nỗ quân chinh chiến liền mấy ngày, lại thêm dặm trường bôn ba suốt
một ngày một đêm, quân sĩ vốn đã mệt mỏi, hơn nữa vùng núi non này