Ngoại truyện 2
Trịnh Lưu ngoại truyện
Lạc loài đến chốn tầm thường dân gia
(*)
(*) Nguyên văn “Phi nhập tầm thường bách tính gia”, lấy ý từ bài thơ “Kim Lăng ngũ đề - Ô Y
Hạng” của nhà thơ thời Trung Đường Lưu vũ Tích, (772-842) tự Mộng Đắc, người Bành Thành, đỗ
tiến sĩ năm Trinh Nguyên thứ 9 (793), làm quan Giám sát ngự sử. Lưu Vũ Tích là người có hoài bão
lớn, nhưng phải trải qua nhiều năm phiêu bạt, nảy sinh căm phẫn với xã hội bất công. Vì vậy, ông
làm khá nhiều bài thơ bộc lộ nỗi phẫn uất trong lòng, hoặc lấy cớ vịnh sử để tỏ chí bất khuất, hoặc
lấy cớ vịnh vật để chỉ trích nền chính trị lúc bấy giờ, tuy nhiên thơ ca của Lưu Vũ Tích lại thường
trong trẻo, hùng hồn, tiết tấu khá hài hòa. Đương thời, ông được sánh ngang với Bạch Cư Dị (người
đời gọi chung là Lưu – Bạch), còn Bạch Cư Dị thì gọi ông là bậc “thi hào”.
Mùa xuân năm Thiên Tái thứ năm, lão tướng Chương Châu Bạch Nguy
lãnh mười bảy vạn tinh binh tiến thẳng về phương bắc, giải vây cho Đốc
Thành, Nỗ vương Gia Lịch buộc phải lui binh. Giằng co ở biên ải hơn hai
tháng ròng, cuối cùng Nỗ tộc và Khải Lăng quốc giảng hòa. Nhưng ngay
trong thời gian giảng hòa, Gia Lịch một lần nữa chấn chỉnh quân tướng,
Nam chinh lần thứ hai, Bạch Ngụy đại bại, tổn thất hơn tám vạn quân phía
ngoài Đốc Thành, lui về cố thủ ở Đồng Thú, Nỗ Vương uy vũ, kiên quyết
đuổi riết không rời, trước sau hạ một mạch ba thành, Bạch Nguy một đêm
bạc trắng đầu, tự vẫn tại Tây Châu.
Trịnh Lưu cực kì phẫn nộ. Thư gia nhằm đúng lúc đó tự mình tiến cử.
Rơi vào đường cùng, Trịnh Lưu lệnh cho Thư Dự Tài làm đại tướng, lãnh
binh ở Tây Châu, cản bước đường nam chinh của Nỗ vương Gia Lịch. Thư
Dự Tài trẻ tuổi tài cao, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, rành rẽ cả
việc quân cơ binh pháp. Kẻ này ra tay tàn nhẫn, trên chiến trường không từ
bất kì thủ đoạn nào, ngay cả Nỗ vương cũng chẳng thể qua mặt, hai bên