HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 25

món ăn dân gian lưu truyền trong văn hóa ẩm thực và đời sống thực tại:
Canh rau tập tàng.

Theo tập quán thì người Bắc có thói quen ăn rau trồng. Còn người

Nam, người Mường lại có thói quen ăn rau dại. Đây là loại rau mọc dại rất
nhiều ở những vùng bán sơn địa, là nguồn rau xanh (có thể xem như lương
thực) của người dân du canh du cư. Và nó trở thành món ăn không thể thiếu
của người Mường, có thể luộc chín hoặc nấu canh, khi đói ăn thay cơm trừ
bữa.

Các thứ rau mọc dại này kể ra như sau: Rau sam, rau má, rau dền

trắng (có giống dền đỏ), rau dệu, rau sưng (sâng sâng), rau mồng tơi (tầm
tơi), rau bác bác (bát bát), rau mã đề, rau bông ngọt (rau ngót), rau mác, rau
cần, cải tần ô, lá lốt, lá dâu tằm, rau khoai lang, măng tre non, đọt bí ngô...
nếu liệt kê mãi chắc chắn có đến vài chục thứ, mọc nhiều ở xứ Mường.
Trong một năm tùy theo từng mùa, Xuân có thứ này, Hạ có thứ kia, rồi Thu
sang Đông tới người ta bắt gặp loại rau gì thì hái mỗi thứ một ít (đôi khi có
cả nấm mối, nấm tràm) trộn lại đem về nấu (hổ lốn). Món canh rau dại này
không nhất thiết phải đủ các loại bắt buộc theo lối thập cẩm, thập vị. Là
món ăn dân gian, tiếng Việt cổ gọi là tập tàng. Vùng A Lưới cũng có bộ rau
tương tự theo mùa, dùng để nấu canh nên người dân tộc Càtu gọi là canh tà
lục tà lạo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.