HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 61

được sao?". "Chúng tao khuyên mày nên đi học vài khóa nấu ăn, làm bánh
mới đủ sức đối phó..."

Tôi bịt hai tai, hét:
- Chúng mày có im hết đi không. Tình yêu của Khanh đã cho ta đủ

mười thành công lực rồi.

Nói thì oai lắm, nhưng lòng tôi vẫn hơi run khi nghe ba Khanh bảo:
- Đám cưới xong, Khanh nên đưa Kiều Tiên về Huế thăm Mệ và mấy

O. Xa xôi quá, không ai vào chung vui cùng hai con được. Ba nghĩ là họ rất
mong thấy mặt con dâu của ba.

Tôi lại càng run. Cái gì "Mệ"? Cái gì "O"?
Khanh lại "phụ đề Việt ngữ":
- Mệ là... bà nội của anh đó. Còn O là hai người em gái của ba.
- Như vậy "O" có nghĩa là "cô", phải không anh.
- Đúng. Cho em mười điểm. Còn "Mệ"?
- Mệ là... bà nội chứ gì.
- Mệ là bà thôi. Mệ nội, Mệ ngoại là bà nội, bà ngoại.
- Sao hồi nãy anh nói Mệ là bà nội? Tiền hậu bất nhất, cho anh zero

điểm là vừa.

- OK, anh chịu thua em 1 - 0 đó. Bây giờ nghe anh đố tiếp nè.
- Thôi, bộ anh muốn em loạn thần kinh hả.
Khanh dỗ dành:
- Nếu anh không chịu truyền thêm nội công cho em thì làm sao ứng

phó với bà con nội ngoại của anh ngoài Huế chứ.

Có lý. Mặc dù tôi chưa quen nghe giọng Huế, nhưng nếu tôi hiểu được

những từ người Huế thường dùng, thì sự đồng cảm của tôi và "giang sơn
nhà chồng" sẽ dễ dàng hơn. Tôi lấy tờ giấy và cây bút:

- Được rồi. Anh nói di. Em sẽ ghi và học thuộc lòng.
Khanh phấn chấn ra mặt:
- Em ngoan quá - rồi tằng hắng - anh bắt đầu nè. Người Huế, từ "mô"

là "đâu", ví dụ "anh đi mô?" có nghĩa là "anh đi đâu?", "bên ni" là "bên
này", "bên nớ" là "bên kia", "răng" là "sao", "rứa" là "thế, vậy"...Ví dụ: -

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.