Đặc biệt là sau khi Tạ Doãn tiếp quản, gần như đều có chút tươi tốt
phồn vinh.
– Đi đâu?
Chu Phỉ hỏi:
– Ta không muốn nghe mấy tiểu khúc xàm của chàng đâu.
Từ sau khi định cư ở Thục Trung, “Thiên Tuế Ưu” tiên sinh hễ rảnh
rỗi là thường xuyên linh cảm dạt dào, viết vài đoạn cho người dưới núi hát,
dần dà tụ tập cả đám người hâm mộ, sắp tự lập thành gánh hát của riêng
mình, hát đến mức Thục Trung dường như sắp ngang vai ngang vế với cả
Vũ Y ban. Chu Phỉ đoán Lý Cẩn Dung chướng mắt Tạ Doãn, không phải
không có lý do ở mặt này.
Tạ Doãn không trả lời, tự đưa nàng tới một cửa tiệm nhỏ.
Chu Phỉ ngạc nhiên:
– May đồ?
– Ừ.
Tạ Doãn quen đường quen nẻo đưa tay gõ cửa, thò đầu nói:
– Vương thẩm, may xong chưa?
Thợ may già đều không thẳng lưng lên được, lúc làm việc, đôi mắt già
cả phải kê sát vào mũi kim mới có thể may, bà thấy Tạ Doãn thì rất vui vẻ:
– Tới rồi à? Tốt, tốt!
Bà vừa nói vừa chạy vội vào, lát sau bê từ sau tấm bình phong ra một
xấp y phục đỏ chói mắt, Chu Phỉ sững sờ, thấy bà thợ may già đứng trước