được gì về tính chính xác của chúng: dưới thời Bè lũ Bốn tên, ngay cả các
tác giả của những thông tin trái chiều cũng bị lẫn lộn.
Cộng đồng quốc tế khó có thể xác định được thực hư trong hoàn cảnh
đó. Và thế là các nhà ngoại giao nói rằng suy cho cùng, họ cũng chẳng hề
biết chuyện gì đang diễn ra ở Trung Quốc.
Vì vậy, những bản báo cáo mà họ phải gửi về bộ chủ quản là những bản
báo cáo hoa mỹ và văn vẻ nhất trong sự nghiệp của họ. Rất nhiều thiên
hướng văn chương đã nảy nở ở Bắc Kinh mà chẳng phải tìm đâu lý do nào
khác.
Nếu Beaudelaire biết được rằng sự tích tụ của những điều thật, giả và
những điều không thật, cũng không giả ở Trung Quốc có thể là một ví dụ
về “bất cứ nơi nào ở bên ngoài thế giới”, thì chắc ông đã không mong
muốn cái nơi ấy mãnh liệt đến thế.
Ở Bắc Kinh, vào năm 1974, tôi không đọc Wittgenstein, hay
Beaudelaire, mà cũng chẳng đọcNhân dân nhật báo.
Tôi ít đọc sách: tôi có quá nhiều việc phải làm. Đọc sách là công việc
hợp với những kẻ vô công rồi nghề, tức là người lớn. Họ phải có việc gì đó
để làm.
Còn tôi, chức trách của tôi rất quan trọng.
Tôi có một con ngựa, nó chiếm ba phần tư thời gian của tôi.
Tôi phải làm đám đông choáng ngợp.
Tôi cần giữ gìn hình ảnh cao quý.