Vì vậy, các nhà ngoại giao ở Bắc Kinh đành phải liên hệ với các bộ
trưởng tưởng tượng và vô danh: một nhiệm vụ thú vị đòi hỏi khiếu trừu
tượng cao và khả năng suy đoán táo bạo đáng ngưỡng mộ.
Chúng ta đều biết lời cầu nguyện của Stendhal:
- Cầu Chúa, nếu Người tồn tại, xin hãy thương lấy tâm hồn con, nếu con
có tâm hồn.
Tiếp xúc với chính phủ Trung Quốc là việc giống y như vậy.
Nhưng hệ thống đương nhiệm còn tế nhị hơn cả môn thần học ở chỗ nó
không ngừng khiến người khác hoang mang vì sự không thống nhất: ví dụ,
nhiều bản thông cáo chính thức có những câu kiểu như: “Nhà máy dệt mới
xây ở xã... vừa được đồng chí X, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, khánh
thành...”
Và tất cả các nhà ngoại giao ở Bắc Kinh đều nhảy xổ tới bên hệ phương
trình chính phủ hai mươi ẩn của họ và ghi rằng: “Ngày 11 tháng 9 năm
1974, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp là ông X...”
Bức tranh ghép hình về hệ thống chính trị có thể hình thành dần dần,
tháng này qua tháng khác, nhưng luôn với mức độ không chắc chắn rất cao,
vì bản thân thành phần của chính phủ rất bất ổn định. Và hai tháng sau,
không được báo trước về bất kỳ điều gì, người ta lại vớ được một bản thông
cáo chính thức, trong đó có ghi: “Sau những tuyên bố của đồng chí Y, Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp...”
Và lại phải làm lại mọi việc từ đầu.
Những người có đầu óc thần bí nhất tự an ủi bằng những lý do khiến họ
mơ mộng: