không dám về. Năm kia, lương y ở đây gần một tháng chữa bệnh cho tôi.
Qúy nó, lương y dậy nó được khối chữ. Nó hiền lành sáng dạ lắm.
- Thưa bà, năm nay cô nhà bao nhiêu tuổi.
- Năm nay cháu nó mười chín.
- Thế cô nhà đã…
- Nhiều người cầu hôn nhưng nó ngoảnh đi cả. Tôi thật có phúc nên đã gặp
nó.
Từ ngày lớn lên, Phạm Vũ Long chưa xôn xao với một nụ cười nào. Vậy
mà hôm nay, chàng lại xao xuyến với cô gái bất hạnh mới gặp lần đầu.
Nhưng tiếng gọi phía trước may ra gặp cha và em không cho chàng nấn ná.
Phạm Vũ Long bèn cáo biệt bà Nhu. Dẫu cất bước nhưng chân dùng dằng,
chàng quay lại thấy cô gái đang trông theo…
Phạm Vũ Long tìm đến xóm chài nơi cha đã chặn đứng bệnh dịch tả. Rủi
cho chàng, cha và em đã rời xóm chài hơn một năm. Chàng buồn đến cồn
cào ruột gan. Điều an ủi chàng là mấy năm qua cha và em chưa gặp điều gì
xấu. Nhưng từ ngày rời xóm chài ra đi, cha chàng có gặp rủi ro gì không?
Cuộc hành trình tìm cha của Phạm Vũ Long đã qua hơn sáu tháng. Tiền
nong sắp cạn, mẫu thân mong chàng từng ngày… Vậy là chàng tạm quay
về. Chàng ghé qua nhà bà Nhu gửi cho cha một lá thư dán kín với hy vọng
mong manh cha sẽ đi qua nơi đó.
Khi Phạm Vũ Long quay lại nhà bà Nhu, cô gái có họ tên là Trần Thị
Hương - nghĩa tôn của bà Nhu không có nhà. Giấc mơ bên gốc gạo lại hiện
về … Một nỗi buồn xanh xao xâm chiếm lòng Phạm Vũ Long. Bóng hình
mặt ngọc cứ mờ tỏ trong chàng. Chờ thì bất tiện, đi thì vấn vương, chàng
bèn gặp giai nhân qua ngòi bút. Phạm Vũ Long nâng bút mà tứ thơ không
đến. Chợt chàng nhìn ra ngõ, sắc hoè xanh đã cho chàng cảm hứng:
Một sắc hoè xanh lồng sắc liễu
Một mái tranh xờn mấy nắng mưa
Một bóng âm thầm nương xóm vắng
Một kẻ tha hương gió liễu đùa.
Vốn liếng chữ nghĩa của bà Nhu lõm bõm nên không hiểu ý của bốn câu
thơ một cách tường tận. Nhưng bằng sự từng trải, bà cảm nhận được là