chẩn trị được mới mời bà Dưỡng Phụng ra nhà trực gần ngã ba đường xem
bệnh. Từ đó, người bệnh gặp bà Dưỡng Phụng quả là rất khó.
Một hôm, bác tiều phu tiếp một con bệnh qua giấy. Bác không biết chữ phải
nhờ người đọc. Bác nghe đi nghe lại nhưng chẳng hiểu gì cả. Không còn
cách nào khác, bác phải đưa cho bà Dưỡng Phụng. Mở tờ giấy ra, bà
Dưỡng Phụng run lên. Tờ khai bệnh thực chất là một bài thơ bóng bẩy, sâu
sắc kể bệnh nhưng không phải là bệnh mà nói đến vụ biến động triều đình
mấy năm trước khi thân phụ bà đã cáo quan. Cũng từ đó, thân phụ bà dẫm
dãi gió sương đi khắp đông tây nam bắc tìm bà.
Hai câu:
Dưỡng hoa tiểu nữ
Hộ quốc lương thần
Theo nghĩa đen ngưòi bệnh mong gặp thày gặp thuốcvới thái độ trân trọng
như thiếu nữ nâng niu bông hoa, như một ông quan hết lòng vì Vua. Nhưng
chủ ý của ngài Tri huyện nhắc đôi câu đối:
Dưỡng hoa tiểu nữ như xuân vũ
Hộ quốc lương thần tỷ nguyệt quang
mà bà đã đọc cho thân phụ nghe ngày trước, nhân con gái quan Tổng đốc
tưới hoa. Mỗi vế câu đối, thân phụ bà Dưỡng Phụng chỉ dùng có bốn chữ
đầu khéo léo lồng vào bài thơ tứ ngôn. Đó là dấu hiệu để bà biết người viết
thư cho mình là bố chứ không phải là người khác.
Hai câu cuối
Tầm sư bất kiến
Khổ dạ thống tâm
Nghĩa đen là người bệnh tìm mãi mà không gặp được thầy thuốc nên buồn
rầu lắm. Với bà Dưỡng Phụng, bà lại hiểu nghĩa bóng: Bố đi tìm con nhưng
không gặp con nên bố rất đau lòng. Trong trường hợp tờ khai bệnh này vào
tay kẻ ác, ngài Tri huyện cũng không hề gì.
Đọc "tờ khai bệnh" của bố, bà Dưỡng Phụng thấy bố thận trọng hết mức.
Nếu không có hai câu: "Dưỡng hoa xuân nữ... Hộ quốc lương thần..." con
gái có thể nghi là người khác viết giả chữ bố. Nhưng đã có hai câu ấy, con
gái không thể không tin. Qua việc này Dưỡng Phụng thấy, có lẽ bà rất thận