minh chỉ dựa vào nét chữ.
Ngài Tri huyện lặng đi một lúc lâu rồi lại hỏi con gái:
- Chẳng lẽ ta lại buông tay để hai nhà chết oan, để cho gian thần lộng hành?
Thục Trâm đỡ lời cha:
- Con đã ẩn thân ở đây cưu mang Kim Phụng thì con không ngoảnh mặt bỏ
qua tội ác. Có điều phải suy nghĩ thế nào để phép Vua chỉ trừng trị những
kẻ chủ mưu, còn những người ngay lành trong nhà họ tránh được lưỡi
gươm oan nghiệt.
Thục Trâm dừng lại suy nghĩ giây lát rồi nói tiếp:
- Phải bàn được với Oanh Nhi đã rồi mới nghĩ cách tiến hành.
- Bố sẽ đưa Oanh Nhi về cách đây vài chục dặm. Con ra đó cùng bàn được
không?
Thục Trâm đáp:
- Thế là tiện đấy bố ạ. Con lại được gặp em con.
Gần một tháng sau, tại một khu rừng già, cuộc "hội kín" giữa bố con ngài
Tri huyện và Oanh Nhi diễn ra. Trong trang phục người miền núi, với ánh
mắt u uất, Thục Trâm nói với Oanh Nhi:
- Hạnh ngộ, tôi gặp được lương y đây. Giời xui hay sao ấy, tôi kể chuyện
tủi nhục của tôi cho lương y nghe. Lương y đã an ủi tôi: "Không chỉ có bà
khổ vì quan Tể tướng". Rồi lương y đã kể nỗi tủi nhục của nàng cho tôi
nghe. Thì ra Tể tướng đã gây hoạ cho bao nhiêu nhà. Hai vị lương thần
cùng thân quyến đều chết bởi nét bút giả dối của viên quan tàn bạo ấy.
Không thể để ông ta ngồi lên đầu dân lành. Tôi muốn rửa hận nhưng trong
tay không có gì. Nàng có dám đứng ra làm chứng đã nhặt được tờ giấy gian
trá tại nơi làm việc của Tể tướng không?
Oanh Nhi rất bất ngờ. Thì ra người ngồi trước mắt mình cũng là nạn nhân
do Tể tướng gây ra. Oanh Nhi nói:
- Tôi dám chứ. Cách nay chừng một tháng, Tổng đốc từ trên giời báo cho
tôi và ngài đã xui lương y đến cứu con tôi. Vậy tôi phải đền ơn ngài ấy và
rửa nhục cho tôi chứ.
- Nàng không sợ con trai gặp hoạ hay sao?
Oanh Nhi đáp: