Phạm Thái Quỳnh
Huyền sử Cỏ tiên
Chương 15
Những lời cuối cùng của chàng thiếu niên con quan Ngự sử giữa ban ngày
ban mặt ở pháp trường dù Tể tướng cố bưng bít nhưng nó vẫn đến tai Vua.
Lại nữa, một thằng bé không rõ lai lịch dám dấu dao định nhảy vào đâm Tể
tướng giữa nơi tôn nghiêm khiến Vua không thể bỏ ngoài tai. Sau khi Ngài
đã tỉnh men rượu ngự và men người đẹp, nhà Vua rùng mình. Ngài đem
bức thư của Tổng đốc Hải Đông gửi quan Ngự sử ra xem lại. Bốn chữ
"phản nghịch" cũng cùng một nét chữ như những chữ khác trong tờ thư đó.
Có nghĩa là tờ thư chỉ có một người viết. Bốn chữ dẫn đến cái chết của hai
nhà là chữ của Tổng đốc Hải Đông. Vậy thì không thể tin lời thằng bé nói
lúc sắp chết. Một vị Vua đâu phải một kẻ hồ đồ.
Nhưng Tể tướng ngày càng lộng quyền. Vua sai ông ta triệu những vị quan
giỏi giang, nhiều chữ viết vộ Bách Khoa Thư. Chi phí cho bộ sách này là
hàng chục vạn lạng bạc. Tể tướng không giao việc đó cho những vị quan
giỏi giang, liêm khiết mà lại giao cho những kẻ luôn làm theo ý của ông ta.
Sách viết xong, ông ta trình lên cho Vua xem. Vua nhiều việc, bộ sách hàng
chục nghìn trang, hàng trăm vạn chữ, Vua có giỏi như Giời cũng không đọc
xong ngay được. Vậy nên, Ngài chưa nói gì về bộ sách. Dăm sáu tháng sau,
trong dân gian đã xì xèo. Bách Khoa Thư là bộ sách chắp vá, lộn xộn, hời
hợt không phải là cái hay cái đẹp của một đại Vương triều đã trải hàng trăm
năm. Bộ sách ấy lợi không bằng hại. Ai đọc sách ấy, học sách ấy có khi đầu
không sáng ra mà còn mụ mẫm đi.
Những lời chê bai Bách Khoa Thư đến tai Tể tướng. Ông ta khẽ nhếch
mép: "Giết một kẻ vạn kẻ sợ". Tể tướng bèn mặc áo dân thường dẫn thuộc
hạ lén ra ngoài kinh thành vài chục dặm nghe ngóng.
Chiều hè nóng bức, Tể tướng nghỉ chân dưới một bóng đa xanh mát. Gần
đó có hai người dáng vẻ nho sinh vừa đánh cờ vừa nói chuyện. Một người
mặc áo màu lam, một người mặc áo màu tím. Qua cách xưng hô, Tể tướng
biết người mặc áo lam là Phan Đức Vinh, người mặc áo tím là Trương Văn