Chất. Trương Văn Chất hỏi Phan Đức Vinh:
- Bác đã đọc Bách Khoa Thư chưa?
Phan Đức Vinh đáp:
- Nghe người ta kháo nhau đó là tạp thư. Vậy đọc làm gì cho rếch mắt. Thế
Trương công đọc chưa?
- Trương Văn Chất cảm thấy như mặt mình đỏ rân lên, đáp:
- Tôi có mượn được một quyển đầu. Đọc được vài chục trang thấy sách viết
xoàng, có chỗ vô căn cứ, tôi không đọc nữa. Hàng chục vạn lạng bạc, mấy
năm giời lại đẻ ra cái của bỏ đi ấy, thật xấu hổ.
Phan Đức Vinh nghị luận:
- Những người viết sách có liêm sỷ đâu mà biết xấu hổ. Người ta chỉ để tâm
đến làm Bách Khoa Thư được bao nhiêu bạc chứ đâu để tâm đến bộ sách
ấy có ích như thế nào.
Phan Đức Vinh ngẫm nghĩ rồi hỏi bạn:
- Tôi hỏi bác, Bách Khoa Thư viết ra làm gì?
Trương Văn Chất đáp:
- Bách Khoa Thư là khuôn thước. Tôi nói thế là Phan công đủ rõ viết Bách
Khoa Thư để làm gì rồi.
Phan Đức Vinh bàn sâu thêm về Bách Khoa Thư:
- Đúng vậy, Bách Khoa Thư là kho trí sáng cho mọi người tìm cái đúng, cái
hay. Thày dựa vào đó làm khuôn thước. Trò dựa vào đó mà mở mang tâm
trí. Nay Bách Khoa Thư thành tạp thư tất hàng vạn người hỏng theo sách
đó rồi còn gì. Thật là nguy cho dân.
Trương Văn Chất tiếp lời:
- Tôi lại nghĩ thế này, sớm hay muộn nhà Vua cũng sửa. Thà bỏ đi hàng
chục vạn lạng bạc chứ không thể làm rồi trí nghìn vạn người đọc hoặc học
sách này. Dân đã kêu chớ có xem thường. Trong xóm ổ, thôn ấp khối ý
hay. Làm gì cũng phải hợp ý dân. ý dân là ý trời đấy.
- Tôi cũng nghĩ như bác. Nếu thương trăm họ, nhà Vua phải mạnh tay mới
được. Thế bác đã nghe chuyện "Đốt thành diệt ác" chưa?
- Chưa, bác cho nghe để mở mang đầu óc.
Phan Đức Vinh thủng thẳng. Chuyện là thế này: Xưa ở một xứ sở xa xôi có