- Thưa mẹ, con đã nói với mẹ từ lâu lắm rồi. Mẹ quên rồi à?
Bà Dưỡng Phụng âu yếm:
- Mẹ hỏi ấy là vì có việc con ạ.
ẩn Phụng thầm nghĩ: "Mẹ là người uyên bác đã nảy ra ý nghĩ gì khó có thể
sai. Vậy mẹ nói có việc là việc gì, vui hay là buồn đây? " ẩn Phụng cố nghĩ
mà nghĩ không ra. Hiểu con đang phân vân về điều gì rồi, bà Dưỡng Phụng
nói:
- Mẹ thì già rồi. Năm nay con cũng đã gần ba mươi. Chẳng bao lâu nữa, vai
con cũng hết tròn, tóc con cũng hết mượt. Vậy nên, mẹ muốn con nhận bé
Ghẻ làm nghĩa tử. Mẹ già rồi có khi lẩn thẩn. Chẳng hay ý con thế nào?
Ẩn Phụng cân nhắc kỹ lưỡng, đáp:
- Mẹ là người thận trọng đã dạy, con xin vâng.
Bà Dưỡng Phụng vui lắm. ẩn Phụng vui trong nỗi buồn sâu đăm đắm. Bỗng
nàng suy nghĩ về cái tên của bé rồi nói với mẹ:
- Hẳn là vì bé gái này bị ghẻ lở nên mới có cái tên xấu xí như thế. Lẽ nào
cứ để cái tên ấy theo bé suốt đời. Sau này, chắc chắn bé sẽ tủi thân về cái
tên chẳng đẹp đẽ gì.
Bà Dưỡng Phụng thấy con gái nói phải. Con người là hoa lá của giời đất
nên có quyền được hưởng một cái tên đẹp đẽ chứ. Bà bèn nói với con:
- Ý nghĩ của con thật là nhân ái. Mẹ sẽ tìm cho con gái con một cái tên.
Tối hôm ấy, bà Dưỡng Phụng thắp hương niệm bái anh linh Tướng công
Hoàng Kiến Nghiệp xin cho ẩn Phụng được làm mẹ bé gái mồ côi cả cha
lẫn mẹ, trên không anh chị dưới chỉ có một em lưu lạc. Ba nén hương được
cắm vào bát nhang một cách ngay ngắn. Bà vái ba vái rồi toan lui gót.
Nhưng bà vừa vái xong, kỳ lạ thay, cả bát hương bốc cháy. Dân gian gọi
hiện tượng này là bát hương "giáng". Đó là dấu hiệu của điềm lành - anh
linh của Tướng công đã chứng lời thỉnh cầu của người trần. Thì ra Tướng
công vẫn quanh quất quanh giọt máu cuối cùng của ngài còn sót lại sau cơn
đại hoạ.
Bà Dưỡng Phụng vào giường trằn trọc không sao ngủ được. Bỗng bà thấy
như toàn thân bị chếnh choáng bởi men mỹ tửu. Rồi bà như bay lên, bay
lên mãi. Một quầng mây trắng dìu bà đi. Phía trên bà, trăng như trái bưởi