sống bằng khả năng vượt lên sự chết bủa vây. Bản năng sinh tồn của con
người thật kỳ diệu.
Sau khi đã bài binh bố trận lại cho hợp với hoàn cảnh chiến trường, Mai
Như Xuân nói với anh em trong trung đội:
- Hôm nay, mình sẽ cho các cậu nghe một cú "trường thiên", có lẽ cũng
phải mươi, mười lăm buổi mới hết. Vì là trường thiên nên không có chuyện
kể lại đâu. Ai đến kíp gác mà không được nghe thì nhờ người đã được nghe
kể lại. Có tán thành không nào?
Mọi người đều tán thành. Hoàng Tất Thường chàng trai quê gốc Chầu Văn
hỏi:
- Hôm nay, anh cho chúng em nghe chuyện gì mà anh nói là "trường
thiên"?
- "Huyền sử cỏ tiên"
- Tên gì mà lạ thế anh?
- Cũng không lạ lắm đâu. Chuyện này mình nghe ông nội kể nhiều lần. Thế
nào mình cũng viết thành sách.
Thường néo đến cùng bèn hỏi:
- Gọi là Huyền sử cỏ tiên nghĩa là thế nào hở anh?
- Cỏ tiên thì không phải giải thích. Nó sẽ hiện ra trong tích. Nhưng còn
huyền sử, các cậu tạm hiểu thế này: Nó chỉ là cái bóng của lịch sử. Nó thật
thật ảo ảo xen lẫn yếu tố kỳ lạ để người nghe có cảm hứng. Những chuyện
lưu truyền trong dân gian phảng phất sự kiện lịch sử xã hội thuộc về mọi
thời, mọi nơi thì có thể gọi là huyền sử.
- Vậy là chuyện bia ra hở anh!
- Bia mà lại không bịa "Tây Du Ký" làm gì có thật một trăm phần trăm mà
chỉ có một sự kiện sư Huyền Trang sang ấn Độ lấy kinh Phật. Còn lại, Ngô
Thừa Ân sáng tạo ra cả. "Liêu trai chí dị" của Bồ Tùng Linh không có chút
nào thật ở cuộc đời. Bồ Tùng Linh "bịa" một trăm phần trăm. Điều quan
trọng là ý tưởng nhân văn - làm cho con người đẹp lên mà tác phẩm thể
hiện. Trong văn chương không nên tìm một không gian thực, một thời gian
thực. Với huyền sử, không gian và thời gian càng không có biên giới.
Tấn reo lên: